Yên Bái: Phấn đấu giảm từ 5 – 10% số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông
- Cập nhật: Thứ sáu, 13/3/2015 | 12:28:12 PM
YBĐT - Triển khai thực hiện công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) năm 2015, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu phấn đấu giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) từ 5 – 10% so với năm 2014.
Lực lượng công an tỉnh tuần tra, xử lý vi phạm trên tuyến đường Ngô Minh Loan, phường Hợp Minh, TP. Yên Bái.
|
Thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy và khắc phục ùn tắc giao thông; Kế hoạch số 14 của Ủy ban ATGT Quốc gia triển khai công tác đảm bảo trật tự, ATGT năm 2015, UBND tỉnh Yên Bái mới đây đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo đảm trật tự ATGT năm 2015.
Theo đó, tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ đề Năm ATGT, tiếp tục thực hiện chủ đề "Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện" với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết"; phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia giữ gìn trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông đến từng xã, phường, khu dân cư, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn đồng loạt ra quân và triển khai liên tục, có hiệu quả chủ đề Năm ATGT.
Để đạt mục tiêu phấn đấu giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương do TNGT từ 5 – 10% so với năm 2014, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm là: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT; tập trung quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh; điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch; công tác đăng kiểm; tăng cường quản lý điều kiện đảm bảo ATGT của các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác; tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi có nguy cơ cao gây TNGT, các vi phạm trong vận tải hành khách, vận tải hàng hóa; thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm của người thực thi công vụ; nêu cao tính gương mẫu chấp hành quy định về bảo đảm trật tự ATGT của cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, lấy đó làm tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Một trong những giải pháp chủ yếu được tỉnh quan tâm hàng đầu đó là chú trọng tập trung cải thiện nguy cơ mất an toàn do kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó, tỉnh chỉ đạo ngành giao thông vận tải thực hiện đúng thời hạn việc khắc phục các “điểm đen” đã đủ hồ sơ quy định; phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên hệ thống giao thông, đặc biệt trên các quốc lộ 32C, 70; tỉnh lộ 163, 171...; rà soát hệ thống biển báo đường bộ trên các tuyến giao thông để có biện pháp bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh vị trí hợp lý; rà soát, xác định cắm biển báo nguy hiểm, kẻ vạch dừng ở các điểm cần thiết theo quy định; đôn đốc các đơn vị đường thủy nội địa trung ương và địa phương tăng cường kiểm tra luồng chạy tàu, hệ thống báo hiệu, phát hiện, xử lý nghiêm tình trạng mở bến thủy khai thác cát sỏi trái phép; kiên quyết ngăn chặn phát sinh các đường ngang trái phép, giải tỏa vật cản, cây xanh đảm bảo an toàn tại các điểm giao cắt với đường sắt và các đường ngang dân sinh...
Đối với công tác tuyên truyền, tập trung tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, mục tiêu giúp người dân hiểu rõ các nguy cơ của việc lạm dụng rượu, bia; hậu quả của TNGT nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với lái xe uống rượu, bia; quy định về đội mũ bảo hiểm. Các ngành, các cấp, các địa phương cần tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề như: tuyên truyền quy tắc giao thông đường bộ, sử dụng làn đường; phòng chống uống rượu, bia đối; đội mũ bảo hiểm; điều kiện đảm bảo an toàn phương tiện đường thủy chở khách..., trong đó chú trọng giáo dục kiến thức, pháp luật về ATGT trong học đường cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, nhi đồng...
Tin, ảnh: P.V
Các tin khác
YBĐT - Qua đánh giá của các ngành chức năng, với việc tăng cường tuần tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn như: chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, phần đường; người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm; vi phạm về quy định sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông...
Ước tính thiệt hại của vụ tai nạn đêm 10-3 là khoảng 23 tỉ đồng gồm chi phí sửa chữa đầu máy, toa xe đoạn đường sắt bị hư hỏng và chuyển tải hành khách từ các đoàn tàu bị ách tắc.
Vụ tai nạn xảy ra chiều 11/3 trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, khiến 5 người bị thương.
Đến 21h25, vật cản cuối cùng trên đoạn đường sắt nơi xảy ra tai nạn đã được kéo về ga Diên Sanh, cách hiện trường khoảng 3km.