Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an - cho biết, thông tin về biển kiểm soát của hơn 2.400 xe vi phạm giao thông đã được đăng tải trên website của Cục. Hơn 14.400 trường hợp tài xế bị tạm giữ và tước giấy phép lái xe cũng đã được cập nhật vào hệ thống dữ liệu.
|
Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cục CSGT (trái), Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT (phải).
|
Sáng 10/6, lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đã có cuộc trao đổi với báo giới liên quan tới công tác trật tự an toàn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2019.
Theo Cục CSGT, đơn vị này đang nghiên cứu để đề xuất hoàn thiện quy định xử lý nghiêm các trường hợp mua bán xe, sang tên đổi chủ không nộp lại đăng ký.
Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cục CSGT - thông tin, hiện CSGT gặp nhiều khó khăn trong việc xử phạt "nguội” qua hình ảnh vì vấn đề xác minh chủ phương tiện vi phạm. Nhiều trường hợp cảnh sát gửi giấy mời mấy lần không đến tay người vi phạm, do chủ phương tiện thay đổi liên tục trong quá trình mua, bán xe song không nộp lại đăng ký.
"Khi mua bán xe, trong vòng 7 ngày người bán phải trả lại giấy đăng ký, người mua bắt buộc phải làm lại đăng ký xe theo đúng tên của mình, trường hợp không nộp lại sẽ bị cảnh sát xử phạt hành vi không đăng ký xe theo quy định.” - Cục trưởng Cục CSGT cho biết.
Lãnh đạo Cục CSGT cho rằng, xây dựng được khung pháp lý và các chế tài mạnh tay với hành vi không chuyển quyền sở hữu xe, không nộp lại đăng ký xe là tiền đề tốt để tiến tới trong tương lai, cảnh sát chỉ xử phạt qua hệ thống camera, giảm công sức cho lực lượng chức năng.
Liên quan tới công tác xử lý vi phạm giao thông, từ ngày 1/6, Cục CSGT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã vận hành hệ thống phần mềm tra cứu thông tin Giấy phép lái xe (GPLX) và phương tiện vi phạm qua hình ảnh tích hợp trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT.
Cục CSGT chia sẻ thông tin dữ liệu về các trường hợp GPLX đang bị tước và tạm giữ quá thời hạn (trường hợp không đến chấp hành quyết định xử phạt) tại cơ quan CSGT, để Tổng cục Đường bộ Việt Nam tra cứu thông tin, phục vụ công tác cấp đổi GPLX. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cũng chia sẻ dữ liệu quản lý GPLX cho lực lượng CSGT để phục vụ công tác nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.
Sau 10 ngày triển khai, Đại tá Đỗ Thanh Bình cho hay: "Hiện trên website của Cục Cảnh sát giao thông đã cập nhật 2.400 biển số xe bị phát hiện vi phạm qua hệ thống giám sát camera. Hệ thống dữ liệu kết nối giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã nhập vào cơ sở dữ liệu là hơn 14.400 trường hợp. Đây là những xe bị tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe có thời hạn.”.
Theo Phó Cục trưởng Đỗ Thanh Bình, trước kia Cục CSGT và Tổng cục Đường bộ dùng văn bản giấy để tiến hành xác minh người điều khiển phương tiện có GPLX đang bị cơ quan CSGT tạm giữ để xử lý vi phạm, nhưng hiện nay toàn bộ các trường hợp lái xe bị tước GPLX đều được cập nhật trên hệ thống dữ liệu để phục vụ tra cứu và xử lý vi phạm.
(Theo Dân Trí)
Đang lưu thông trên cao tốc, xe giường nằm 45 chỗ đâm vào đuôi xe đầu kéo đi cùng chiều khiến nhiều người bị thương.
Sáng 6/6, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Mũ bảo hiểm cho trẻ em” năm học 2018-2019.
Đâm phải lan can cầu Hổ (Thanh Hóa), xe khách nằm chênh vênh trên mặt nước, một hành khách tử vong.
Các chuyến đò từ xã Y Can sang thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) và ngược lại hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày và trung bình cứ 30 phút có 1 chuyến. Lượng khách đi lại giữa hai bên bờ sông khá cao.