Tuổi trẻ và những “cung đường biết nói”

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/12/2022 | 1:51:34 PM

YênBái - Những năm qua, Yên Bái cũng như cả nước đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức và giảm thiểu tử vong, chấn thương do tai nạn giao thông (TNGT) ở trẻ em, thanh thiếu niên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những vi phạm, va chạm và TNGT liên quan đến đối tượng này vẫn có xu hướng gia tăng.

Các em học sinh tham gia trò chơi gắn liền với thực tế tham gia giao thông hàng ngày.
Các em học sinh tham gia trò chơi gắn liền với thực tế tham gia giao thông hàng ngày.

Chính vì vậy, Dự án tuổi trẻ và những cung đường biết nói (ứng dụng YEA) đã, đang được triển khai với mong muốn chính những trẻ em, thanh thiếu niên sẽ tham gia phản ánh, thông tin và đề xuất những giải pháp để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên những tuyến đường, địa điểm mà hàng ngày các em vẫn đi qua.

Chúng tôi có mặt tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái khi Ban ATGT tỉnh đang phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) triển khai lễ phát động thí điểm ứng dụng YEA. Ngoài Trường THPT Lý Thường Kiệt, chương trình còn có sự tham gia của 4 đơn vị trường khác gồm: THPT Nguyễn Huệ, THCS Lê Hồng Phong, THCS Yên Thịnh và Cao đẳng Nghề Yên Bái với tổng số trên 500 học sinh. Cùng với việc hướng dẫn học sinh các thao tác cài đặt, hướng dẫn sử dụng ứng dụng trên điện thoại, chương trình còn tổ chức các trò chơi gắn liền với thực tế tham gia giao thông hàng ngày trên đường của các em. 

Em Bùi Quỳnh Nhi - học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lý Thường Kiệt cho biết: "Em thấy ứng dụng YEA rất thiết thực và cần thiết. Bởi khi tham gia giao thông, nếu bắt gặp những điểm đen hay xảy ra va chạm, ùn tắc giao thông thì chúng em có thể tích vào trên ứng dụng để cảnh báo cho các bạn học sinh khác biết và phòng tránh, giảm thiểu tối đa nguy cơ TNGT”. 

Được biết, Dự án tuổi trẻ và những cung đường biết nói được Foundation Botnar và Quỹ FIA tài trợ, nhằm giúp phát triển và thử nghiệm một ứng dụng công nghệ thân thiện với thanh, thiếu niên. 

Với ứng dụng này, thanh thiếu niên tại Việt Nam có thể xác định các cung đường rủi ro, nguy hiểm quanh khu vực trường học cũng như các khu vực "điểm đen” tại cộng đồng, từ đó góp phần hỗ trợ cung cấp thông tin tới các cấp quản lý và chính quyền trong công tác đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng đạt hiệu quả cao nhất. 

Dự án sẽ giúp 79.512 người hưởng lợi trực tiếp bao gồm các đối tác tham gia dự án, học sinh, phụ huynh, giáo viên, Ban Giám hiệu các trường dự án, cộng đồng địa phương, người sử dụng các cung đường được nâng cấp và 1.247.176 người hưởng lợi gián tiếp thông qua báo đài và chiến dịch truyền thông thuộc 3 tỉnh dự án. 

Theo bà Bùi Thị Hiếu - Phó Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, ứng dụng YEA được triển khai trên địa bàn thành phố trong lĩnh vực ATGT không chỉ nâng cao nhận thức của các bạn trẻ trong tham gia giao thông mà còn tạo điều kiện khuyến khích các em chủ động hơn trong các hoạt động bảo đảm TTATGT. 

Các điểm có nguy cơ hay còn gọi là điểm đen giao thông mà các em chia sẻ qua ứng dụng sẽ là cơ sở cho việc thực hiện, đánh giá cơ sở hạ tầng chi tiết hơn bằng công cụ xếp hạng sao trường học. Công cụ này là 1 thước đo đơn giản và khách quan về mức độ an toàn hay rủi ro mà trẻ em phải đối mặt trên con đường đến trường và cũng là 1 công cụ hữu ích giúp đưa ra các giải pháp can thiệp có thể phòng ngừa và giảm thương vong do TNGT. 

Dự án "Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” được triển khai trong 3 năm từ 3/2021 đến 3/2024. Bản đồ những "điểm đen” này sẽ giúp các cơ quan chức năng chủ động đưa ra phương án phòng tránh nhiều tai nạn có thể xảy ra. Dự án dự kiến sẽ được nhân rộng ra các khu vực và quốc gia lân cận sau khi thực hiện giai đoạn thí điểm thành công tại Việt Nam. 

Thượng tá Phạm Vân Thảo - Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh cho biết: "Ứng dụng YEA được triển khai tại các bậc học sẽ góp phần nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông. Đồng thời thông qua ứng dụng, các lực lượng chức năng triển khai, thực hiện thuận lợi các giải pháp bảo đảm TTATGT.

Hùng Cường

Tags Yên Bái tử vong chấn thương tai nạn giao thông trẻ em thanh thiếu niên ứng dụng YEA

Các tin khác
Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra vi phạm nồng độ cồn trên các tuyến đường.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tai nạn giao thông (TNGT), nhất là khi các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) có chiều hướng gia tăng, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn các tài xế có biểu hiện nghi vấn.

Sau một tháng thực hiện đợt cao điểm dịp cuối năm 2022 và Tết Quý Mão, cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 40.079 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn.

Hai xe tải tông trực diện khiến một phụ xe tử vong tại chỗ

Chiều 21-12, một vụ tai nạn liên hoàn giữa hai xe tải và xe hơi 7 chỗ xảy ra trên quốc lộ 14, khu vực huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, khiến một phụ xe chết tại chỗ, hai tài xế bị thương nặng.

Các lực lượng chức năng tháo dỡ biển quảng cáo vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông thời gian qua là tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông (ATGT), khiến người điều khiển phương tiện bị khuất tầm nhìn cũng như bị cản trở khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, các lực lượng chức năng, địa phương đã và đang tăng cường phối hợp để giải tỏa vi phạm, thiết lập trật tự hành lang ATGT đường bộ trên các tuyến đường, nhất là thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục