Lỗi ''''độ'''' ô tô có thể bị phạt tới 150 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/2/2025 | 9:47:17 AM

Theo quy định mới tại Nghị định 168, hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô sai quy định sẽ bị phạt tăng gấp 10 lần so với quy định cũ trước đây.

Lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô đăng kiểm.
Lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô đăng kiểm.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ 1/1/2025 đã quy định chi tiết về các lỗi liên quan đến việc tự ý thay đổi kết cấu, màu sơn phương tiện. Trong đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên tới 150 triệu đồng.

Cụ thể, hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô sai quy định sẽ bị phạt từ 65 - 75 triệu đồng đối với cá nhân, từ 130 - 150 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô. (Mức phạt cũ với hành vi này là từ 6 - 8 triệu đồng đối với cá nhân và 12 - 16 triệu đồng đối với tổ chức).

Những vi phạm thuộc nhóm này bao gồm việc tự ý thay đổi tổng thành khung, động cơ, hệ thống phanh, hệ thống truyền động, hệ thống chuyển động. 

Ngoài ra, việc cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã được cơ quan đăng ký xe phê duyệt cũng sẽ bị xử lý. Chủ xe cũng không được phép tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ container trên xe, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc.

Đối với xe máy, hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe mô tô, xe gắn máy cũng sẽ bị phạt 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Quy định xử phạt hành vi thay đổi màu sơn, "độ" âm thanh ô tô, xe máy

Nghị định 168 cũng quy định mức xử phạt với các lỗi thay đổi màu sơn, "độ" âm thanh với phương tiện là ô tô, xe máy. Cụ thể, với hành vi hay đổi màu sơn xe ô tô mà không cập nhật với cơ quan chức năng, chủ xe ô tô sẽ bị phạt 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy mà chủ phương tiện thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với chứng nhận đăng ký xe cũng sẽ bị phạt 200.000 - 300.000 đồng với cá nhân, bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng với tổ chức.

Đối với hành vi lắp đặt và sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với xe máy và các loại xe gắn máy tương tự, mức phạt cho hành vi lắp đặt và sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trái quy định là 800.000 - 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 1,6 - 2 triệu đồng đối với tổ chức.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Hình ảnh ô tô khách vượt ẩu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh chụp màn hình

Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt tài xế xe khách vượt ẩu, chèn ô tô tải trên cao tốc.

Tổ vận hành Hệ thống camera giám sát thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh kiểm duyệt, phát hiện các trường hợp vi phạm qua hệ thống camera.

Trong tháng 1/2025, Tổ vận hành Hệ thống camera giám sát thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Yên Bái đã phát hiện 310 trường hợp vi phạm giao thông.

Một trong những chiêu trò che biển số xe để tránh bị phạt nguội.

Một trong những điểm mới đáng quan tâm của Nghị định Nghị định 168/2024/NĐ-CP là mức phạt đối với hành vi che biển số khi điều khiển xe ô tô và xe máy.

Theo chuyên gia TS. Nguyễn Hữu Đức, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn khiến 7 người tử vong ở Nam Định trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Theo TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông khuyến cáo cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, trong đó cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc giao thông, như đi đúng tốc độ, đúng làn đường....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục