Học Bác để xây đời no ấm

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/11/2018 | 8:29:14 AM

YBĐT - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Yên Bình đã triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cán bộ, hội viên nông dân (HVND).

Ông Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Tiên Phong, xã Hán Đà giới thiệu sản phẩm mật ong.
Ông Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Tiên Phong, xã Hán Đà giới thiệu sản phẩm mật ong.

Đi trên con đường bê tông rộng phẳng dài hơn 4 km nối thôn Đồng Danh với các thôn lân cận và tuyến đường dẫn vào trung tâm xã Đại Minh, ông Lưu Đức Dũng - nguyên Chủ tịch HND xã không giấu nổi niềm vui: "Nhận thấy, chủ trương làm đường giao thông nông thôn của Đảng, Nhà nước là đúng đắn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương nên tôi đã tự nguyện hiến hơn 400 m2 đất vườn để làm đường. Đồng thời, vận động bà con trong thôn cùng đóng góp tiền, công để làm đường”. 

Sáng tạo trong học và làm theo Bác, thời gian qua, cùng với tích cực hiến đất làm đường, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, HVND xã Đại Minh đã chủ động vươn lên trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn cảnh quan môi trường... 

Được biết, năm 2017, nông dân xã Đại Minh thu hơn 40 tỷ đồng từ cây bưởi. Đây là kết quả của sự cố gắng không ngừng của các HVND trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất. Để góp phần xây dựng Đại Minh trở thành xã NTM kiểu mẫu và giữ vững thương hiệu "Bưởi Đại Minh”, thời gian tới, HVND xã sẽ tiếp tục liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), hình thành sản xuất quy mô lớn và hướng tới xây dựng chuỗi giá trị liên kết sản xuất bưởi Đại Minh.

Chủ động trong học tập và làm theo Bác, tương tự như ở Đại Minh, thời gian qua, HVND xã Hán Đà đã biết khai thác các tiềm năng, thế mạnh địa phương; chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi, sản xuất nên đạt được nhiều kết quả khả quan. Mô hình nuôi ong của ông Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Tiên Phong là minh chứng điển hình trong phát huy lợi thế kinh tế địa phương. 

Từ một gia đình khó khăn, song nhờ tinh thần vượt khó vươn lên, ông Tuyên đã mạnh dạn đầu tư nuôi gần 100 đõ ong, trung bình mỗi năm thu 600 - 700 lít mật. Với giá bán trung bình từ 160 - 170.000 đồng/lít, mỗi năm ông Tuyên thu khoảng 100 triệu tiền lãi. Học tập phương thức làm ăn của ông Tuyên, nhiều HVND xã Hán Đà đã mạnh dạn đầu tư các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng các mô hình sản xuất như: nuôi gà quy mô hàng nghìn con/lứa; nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà; nuôi bò quy mô trên 10 con trở lên… tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 còn 7%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 30 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Đức Vượng - Chủ tịch HND huyện Yên Bình khẳng định: thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, các cấp HND trong huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, HVND thực hiện. Trên 14.000 HVND trong huyện đã có đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Đến nay, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện bước đầu được hình thành. Nhiều hộ đã biết liên kết trong SXKD tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị. Nhờ đó, giai đoạn 2012 - 2017, toàn huyện có trên 5.300 hộ HVND đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, trong đó, số hộ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm là 375 hộ; số hộ có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm là 270 hộ; số hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm là 150 hộ.  

Thời gian tới, HND huyện tiếp tục lồng ghép tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05 với các phong trào thi đua yêu nước; chú trọng tập huấn chuyển giao KHKT, kỹ năng quản lý các hoạt động kinh tế cho nông dân; khuyến khích nông dân SXKD quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức cho cán bộ, HVND tham quan, học hỏi kinh nghiệm những mô hình SXKD có hiệu quả...

Hồng Oanh

Các tin khác
Lãnh đạo xã và lực lượng công an cùng nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.

Thấm nhuần tư tưởng của Bác về xóa đói giảm nghèo , những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái đã được các cấp, các ngành và nhân dân tích cực hưởng ứng, triển khai nhiều hoạt động: hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh thăm, kiểm tra mô hình trồng cây dược liệu tại HTX Lũng Lô, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.

Thực hiện lời dạy của Bác: ".... hợp tác xã (HTX) là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà ích lợi nhiều...”, nhiều HTX của Yên Bái đã "hợp sức, hợp vốn” đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh trở thành "bà đỡ” cho thành viên và người lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lãnh đạo Đảng ủy Khối tặng giấy khen cho các gương điển hình thanh niên tiên tiến học và làm theo Bác giai đoạn 2023 - 2024.

Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh, Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh Yên Bái tổ chức Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2024, tuyên dương thanh niên tiên tiến học tập và làm theo Bác, giai đoạn 2023 - 2024.

Nghệ nhân Nịnh Quang Thanh trao đổi về các làn điệu Sình Ca với các nghệ nhân.

Giai đoạn 2023 - 2025, Trấn Yên đã có 1.173 tập thể, cá nhân đăng ký xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục