Ông Trần Văn Ly học Bác từ công việc thường nhật

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2019 | 7:54:40 AM

YênBái - Đồng chí Bùi Ngọc Kỳ - Phó Bí thư Đảng ủy xã Vân Hội, huyện Trấn Yên đưa chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của ông Trần Văn Ly ở thôn Minh Phú nằm dưới chân núi Bụt. Ông Ly từng làm Trưởng thôn Minh Phú 10 năm và nay làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Vân Hội.

Ông Trần Văn Ly chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong lấy mật.
Ông Trần Văn Ly chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

Qua câu chuyện với đồng chí Kỳ, được biết, ông Ly là người luôn tích cực, năng động trong sản xuất, gương mẫu, nhiệt tình trách nhiệm trong công tác Hội và với bà con trong thôn, xã. Năm 2019, mô hình nuôi ong lấy mật của ông là một trong số 4 tập thể, 4 cá nhân ở địa phương đăng ký xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cấp huyện. 

Tiếp chúng tôi, ông Ly vui vẻ đưa lên rừng xem từng thùng ong đặt dưới gốc cây. Nhìn đàn ong vo ve ra vào tổ, ông Ly chia sẻ: "Tôi đã đi nhiều nơi, thấy nghề nuôi ong lấy mật không phải đầu tư lớn và không mất nhiều công sức lại có nguồn thu nhập không nhỏ. Sau khi học hỏi, nắm bắt được một số kiến thức, kinh nghiệm nuôi ong, năm 2014, tôi về trại ong giống ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mua 10 đàn về nuôi".

"Chỉ sau mấy tháng, đã thấy có mật vàng mọng cầu, tôi mừng lắm. Sau đó, tôi tiến hành tăng đàn và cứ khoảng 2 năm thay ong chúa một lần và thường xuyên vệ sinh sạch thùng gỗ nuôi ong. Trong 3 năm gần đây, cứ sau dịp tết cổ truyền khoảng 2 tháng, tôi lại di chuyển các thùng ong đến huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ - nơi trồng nhiều nhãn để ong lấy phấn hoa làm mật. Mật ong hoa nhãn vừa thơm ngon, giá bán lại cao hơn mật của những loài hoa khác”. Ông Lý nói.

Cũng theo ông Ly, người nuôi ong ngoài sự khéo léo, tỉ mỉ cần phải hiểu biết về đặc tính của ong như: xây tổ, chia đàn, các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, cách di chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Mùa đông cần che chắn cẩn thận, không để ong bị lạnh, không để mưa ngấm vào thùng. Mỗi thùng ong, ông để khoảng từ 3 - 4 cầu mật và mùa xuân mật hoa nhiều hơn thì để 6 - 7 cầu. 

Mật ong được chia làm hai vụ (vụ đông từ tháng 11, 12 âm lịch và vụ xuân hè là vụ chính từ tháng 1 đến tháng 10 âm lịch). Thường thì 6 tháng đầu năm, ong sẽ tự tìm thức ăn và cứ khoảng hơn 20 ngày là có thể khai thác mật. Bình quân mỗi đàn ong cho từ 7 - 8 lít mật trong một vụ và có thể tách ra được 1 - 2 đàn nhân giống. 

Sau 5 năm vừa nuôi và nhân giống, đến nay, ông Ly tăng thêm lên hơn 8 chục đàn ong, mỗi năm thu được hàng trăm lít mật bán với giá từ 130 - 200.000 đồng/lít, thu về trên 70 triệu đồng. Cùng đó, ông còn được nhiều người biết đến từ việc chuyên cung cấp các loại cá giống cho người dân trong vùng. Tận dụng diện tích đất và lợi thế từ nguồn nước sạch chảy ra từ chân núi Bụt, ông đào 2 ao có diện tích hơn 5 sào và ương nuôi các loại cá giống như: trắm, chép, trôi, mè... 

Đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã Vân Hội - Bùi Ngọc Kỳ cho biết: "Hơn 10 năm làm trưởng thôn, ông Ly luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được nhận nhiều giấy khen của huyện, xã. Đặc biệt, trong quá trình địa phương xây dựng và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM), ông Ly cùng Ban Công tác mặt trận thôn và các đoàn thể đã tích cực vận động 86 hộ trong thôn tham gia đóng góp tiền của, ngày công, hiến đất, cây cối, hoa màu... góp phần tích cực vào việc hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM của xã”. 

Tại lễ công bố quyết định công nhận xã Vân Hội đạt chuẩn NTM năm 2017, thôn Minh Phú vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh và cá nhân ông Ly được nhận giấy khen của UBND huyện Trấn Yên vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM. Hơn thế, ông luôn được người dân ở xã Vân Hội nể trọng bởi những gì ông nói và làm đều có tình, có lý, luôn đem lại lợi ích cho dân. Ông Ly là tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác để mọi người noi theo.

 Vũ Đồng

Tags nuôi ong mật ong nông thôn mới

Các tin khác
Các cá nhân điển hình tiên tiến tại nhận bằng khen tại Lễ tuyên dương các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2023.

Cách đây gần 66 năm, Bác Hồ thăm Yên Bái và có bài nói chuyện lịch sử với nhân dân các dân tộc trong tỉnh tại Sân vận động thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái). Tại đây, Bác đã căn dặn đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái phải "Đoàn kết dân tộc tốt; tăng gia sản xuất tốt; thực hành tiết kiệm”. Lời dạy của Bác năm đó đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó có việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Yên Bái phát triển về mọi mặt.

Lãnh đạo xã và lực lượng công an cùng nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.

Thấm nhuần tư tưởng của Bác về xóa đói giảm nghèo , những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái đã được các cấp, các ngành và nhân dân tích cực hưởng ứng, triển khai nhiều hoạt động: hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh thăm, kiểm tra mô hình trồng cây dược liệu tại HTX Lũng Lô, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.

Thực hiện lời dạy của Bác: ".... hợp tác xã (HTX) là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà ích lợi nhiều...”, nhiều HTX của Yên Bái đã "hợp sức, hợp vốn” đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh trở thành "bà đỡ” cho thành viên và người lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lãnh đạo Đảng ủy Khối tặng giấy khen cho các gương điển hình thanh niên tiên tiến học và làm theo Bác giai đoạn 2023 - 2024.

Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh, Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh Yên Bái tổ chức Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2024, tuyên dương thanh niên tiên tiến học tập và làm theo Bác, giai đoạn 2023 - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục