Người lính “Tháng Tám”

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/8/2019 | 8:21:44 AM

YênBái - “Còn sống thì còn đóng góp trí tuệ để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” là tâm huyết của cụ Trần Tính - cán bộ tiền khởi nghĩa, đảng viên Chi bộ 6, Đảng bộ phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ).

Đọc Báo Yên Bái là một sở thích đặc biệt của cụ Trần Tính.
Đọc Báo Yên Bái là một sở thích đặc biệt của cụ Trần Tính.

Suy nghĩ, việc làm của cụ Tính đã tiếp thêm sức mạnh cho lớp lớp thế hệ đảng viên Chi bộ cũng như Đảng bộ thị xã vững tin vào Đảng và không ngừng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với lời Bác Hồ dạy về tư cách và đạo đức của người đảng viên.

Chúng tôi đến thăm cụ Trần Tính vào những ngày cả nước đang tưng bừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công. Tuy đã ở tuổi 97, sức đã yếu, tai đã nặng, mọi trao đổi đều bằng ký hiệu nhưng bù lại đôi mắt cụ còn tinh anh lắm. Cụ Trần Tính bảo, tai mặc dù không nghe rõ được nhưng vẫn biết thời sự diễn ra trong tỉnh và ở thị xã qua đọc Báo Yên Bái, Báo Nhân dân. 

Nhắc lại Cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cụ Trần Tính chỉ nhớ, thời gian đó cụ làm chính trị viên lực lượng vũ trang Nghĩa Lộ. Khi Ủy ban Quân sự Cách mạng tổ chức cuộc mít tinh tại trung tâm Nghĩa Lộ, cụ là người trực tiếp tham gia phát biểu, được đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương hưởng ứng với khí thế đấu tranh cách mạng hừng hực. Nghĩa Lộ - Văn Chấn là nơi đầu tiên của tỉnh Yên Bái và miền Tây Bắc giành được chính quyền cách mạng. 

Tuy không nói được nhiều, song cụ Tính rất quý khách đến nhà "đàm đạo” về công tác xây dựng Đảng. Đảng viên Phạm Hữu Huyền cùng ở Chi bộ 6 cho biết: "Những năm trước, khi còn khỏe, cụ Tính và các đồng chí đảng viên trong Chi bộ đã thành lập và duy trì tổ đọc báo Đảng để thường xuyên cập nhật thông tin về công tác xây dựng Đảng, về tình hình thời sự của địa phương, trong nước và quốc tế”. 

Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa, từ 14 - 16 giờ chiều, các đảng viên trong tổ đọc báo Đảng lại có mặt tại nhà cụ để đọc Báo Nhân dân, Báo Yên Bái, Báo Người cao tuổi, Nông thôn ngày nay… Cụ đọc đi đọc lại không bỏ sót một từ, một chữ nào, sau đó ghi chép ra những nội dung để đến kỳ họp tham gia ý kiến xây dựng Chi bộ; tuyên truyền vận động bà con trong tổ dân phố phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; xây dựng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”… 

Các ý kiến đóng góp của cụ Trần Tính đều mang tính xây dựng cao. Được biết, cách đây một năm, ở tuổi 96, cụ Trần Tính vẫn tích cực tham gia sinh hoạt Đảng. Cụ quan niệm: "Không xin miễn sinh hoạt Đảng, còn sống thì còn tham gia sinh hoạt”. Chẳng thế mà không buổi họp Chi bộ nào cụ vắng mặt hoặc đến muộn. Cụ cho rằng: "Có như vậy mới cập nhật kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. 

Đồng chí Nguyễn Thị Thiếm - Bí thư Chi bộ 6 cho biết: "Thời gian này, cụ Trần Tính đi lại khá khó khăn. Vì lo cho sức khỏe của cụ, gia đình đã làm đơn xin miễn sinh hoạt Đảng nhưng lúc nào cụ Tính cũng thực hiện và nêu cao tư cách của người đảng viên và thực hành: cần, kiệm, liêm, chính. Với những đóng góp của cụ Trần Tính, Chi bộ 6 luôn đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu của Đảng bộ phường Pú Trạng”. 

Chị Nguyễn Thị Trinh, con dâu cụ Tính cho biết thêm: "Tuy tuổi cao nhưng hàng ngày cụ vẫn trực tiếp tham gia lao động, chăm sóc vườn cây ăn quả, vườn cây thuốc nam và động viên, chỉ bảo con cháu phát triển kinh tế, xây dựng gia đình đoàn kết”. 

Trong những ngày Tháng Tám lịch sử, nhà cụ Trần Tính luôn là "địa chỉ đỏ” để cán bộ, đảng viên và thế hệ thanh niên đến để được gặp nhân chứng lịch sử của Mùa thu Cách mạng. Người đảng viên 97 năm tuổi đời, gần 72 năm tuổi Đảng - cán bộ tiền khởi nghĩa Trần Tính luôn là chỗ dựa tinh thần, là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ đảng viên học tập, noi theo.

Trần Ngọc

Các tin khác
Anh Vàng A Rua tận dụng diện tích đất trống để trồng cỏ chăn nuôi gia súc.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em, điều kiện cuộc sống rất khó khăn; bởi vậy, mong muốn thoát nghèo luôn là trăn trở đối với anh Vàng A Rua ở thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu. Ngay khi được xã, huyện tuyên truyền chủ trương chuyển đổi đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi, anh đã mạnh dạn đi đầu.

Các thí sinh tham gia Hội thi kể chuyện về Bác Hồ tại cụm thi số 3, vòng thi sơ khảo cấp huyện.

Nhằm triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã tổ chức Hội thi kể chuyện về Bác Hồ theo chủ đề năm 2019 “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân” ở các chi bộ, đảng bộ trên địa bàn.

Phần tái hiện câu chuyện

Vòng chung kết Hội thi Kể chuyện về Bác Hồ thành phố Yên Bái đã khép lại, song những câu chuyện về Bác, về những tấm gương, điển hình tiên tiến học và làm theo Bác đã để lại những xúc cảm khó quên. Qua cách diễn tả truyền cảm, nội dung câu chuyện sâu sắc, gần gũi, việc học và làm theo Bác đã lan tỏa đến với người dân một cách tự nhiên, giản dị, lắng đọng nhất.

Học Bác, người dân Đông An tập trung phát triển kinh tế trên những tiềm năng về nông lâm nghiệp.

Sau gần 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Đảng ủy xã Đông An (Văn Yên) đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị theo chuyên đề từng năm gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) tới toàn thể cán bộ, đảng viên; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền sâu rộng tới hội viên và quần chúng nhân dân học tập và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục