Kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (4/10/1961 - 4/10/2019) và 18 năm Ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10/2001- 4/10/2019)

Bác Hồ với lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/10/2019 | 8:12:52 AM

YênBái - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình dành nhiều sự quan tâm và tình cảm đối với lực lượng công an nhân dân, đặc biệt là lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Nhân kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống của lực lượng cảnh sát PCCC (04/10/1961 - 04/10/2019) và 18 năm ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy (04/10/2001 - 04/10/2019), chúng ta cùng tìm hiểu về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác PCCC và lực lượng cảnh sát PCCC.

Ngày 01/01/1955, một tiểu đội chữa cháy Hà Nội được cử tham gia bảo vệ lễ đài trên Quảng trường Ba Đình nhân dịp mít tinh chào mừng Đảng và Chính phủ sau 9 năm kháng chiến trường kỳ trở về Thủ đô. 

Ngay sau khi kết thúc, Bác đã đến thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Bác ân cần bắt tay từng người và chúc: "Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”, từ đó trở đi, lời chúc vui vẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng cảnh sát PCCC vừa là lời động viên vừa là mục tiêu, nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao cho lực lượng công an trong công tác PCCC.

Năm 1958, do trong Phủ Chủ tịch có một bể nước, nay do yêu cầu nhiệm vụ mới nên có người đề nghị phá bỏ. Mọi người hỏi ý kiến Bác, Bác yêu cầu "phải hỏi các chú phòng cháy, chữa cháy, nếu không cần bể nước để chữa cháy thì hãy phá đi”… 

Từ câu chuyện rất đỗi giản dị ấy đã cho chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt sâu sắc và nhận định, đánh giá đúng mực của Bác Hồ đối với công tác PCCC.

 Năm 1961, trong quá trình lấy ý kiến về dự thảo "Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC”, Bác Hồ đã đổi cụm từ "phòng hỏa, cứu hỏa” thành cụm từ "phòng cháy, chữa cháy” khi Pháp lệnh này được trình lên Người. Ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 53/SL ban hành "Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC” khi Pháp lệnh này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 27/9/1961. 

Năm 1966, trong Thư khen gửi cán bộ, chiến sỹ cảnh sát PCCC Hà Nội ngày 03/8/1966, sau thành tích chiến đấu dũng cảm dập tắt đám cháy ở kho xăng dầu Đức Giang - Hà Nội bị trúng bom giặc, Bác đã căn dặn lực lượng cảnh sát PCCC 4 điều:

- Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.

- Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc PCCC.

- Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.

Đại tá Tạ Khắc Hồng - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC - Cứu hộ cứu nạn (CNCH) Công an tỉnh Yên Bái cho biết: "Cùng với lực lượng cảnh sát PCCC-CNCH toàn quốc, thế hệ cán bộ, chiến sỹ cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh Yên Bái luôn khắc ghi lời căn dặn quý báu của Người, lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH luôn thường trực ghi nhớ trong tim 6 điều Bác dạy lực lượng công an nhân dân, 4 điều Bác dạy lực lượng cảnh sát PCCC, coi đó là mục tiêu, phương hướng, kim chỉ nam cho mọi hành động, vận dụng sáng tạo, nghiên cứu triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý nghiệp vụ và tổ chức tốt công tác phòng ngừa cháy nổ, xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại nhằm bảo vệ vững chắc an ninh trật tự”.

 Có thể nói, những câu chuyện tuy nhỏ nhưng giản dị, những chỉ dạy ân cần nhưng sâu sắc, gần gũi, thiêng liêng mà Bác dành cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng PCCC - CNCH luôn và mãi là nguồn động viên, cổ vũ để từ đó khắc phục khó khăn, không ngừng rèn luyện, sẵn sàng xả thân vì sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân.

Tấn Đạt

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Vừa qua, huyện Văn Yên đã tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi thiết kế, xây dựng video, clip tuyên truyền “Những mô hình, điển hình tiên tiến; gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.

Cán bộ các bộ phận tại trụ sở UBND xã luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình hướng dẫn người dân giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn.

Những năm qua đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên luôn đoàn kết, đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đưa xã Bảo Hưng cán đích xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2023 vừa qua.

Năm 2011, cùng với nhiều địa phương, Chấn Thịnh bắt đầu khởi động XDNTM. Khi bắt tay vào cuộc, xã đã triển khai rà soát, đánh giá lại thực trạng kinh tế, xã hội của địa phương, làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động phù hợp, sát với thực tế. X

Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục