Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác được tổ chức vào ngày 18/5

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2020 | 9:43:47 AM

Ngày 18/5/2020, Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2020) sẽ được tổ chức trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Trong ảnh: Tiết mục ca ngợi công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020).
Trong ảnh: Tiết mục ca ngợi công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020).

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Hướng dẫn số 124-HD/BTGT, ngày 17/3/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xây dựng Đề án số 31-ĐA/TU về tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020).

Ngày 11/5, thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2020), bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, an toàn, có tính giáo dục cao phù hợp theo tinh thần Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) và chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Theo Đề án, danh nghĩa tỗ chức Lễ kỷ niệm là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP. Hà Nội.

Chương trình cụ thể như sau: từ 7 giờ 30 phút, ngày 18 tháng 5 năm 2020 (thứ Hai), Đoàn đại biểu Trung ương viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chỉ Minh và Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn, quận Ba Đình)

Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức từ 9 giờ ngày 18 tháng 5 năm 2020 (thứ Hai) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Lễ kỷ niệm có tổng số đại biểu mời dự là 2.000 đại biểu, bao gồm: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đại biểu các tỉnh, thành phố; Trưởng các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Hà Nội…

Lễ kỷ niệm sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 và tiếp sóng trên VTV4; Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh; Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố tiếp sóng.

Chương trình Lễ kỷ niệm bao gồm: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng; lễ Chào cờ; diễn văn kỷ niệm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; phát biểu của nhân chứng đã từng làm việc hoặc có nhiều kỷ niệm được gặp Bác; phát biểu của đại diện thế hệ trẻ…

UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, xây dựng kịch bản và nội dung chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn tại Lễ kỷ niệm; phối hợp với các đơn vị bảo đảm âm thanh, ánh sáng...

Các sở, ngành liên quan xây dựng phương án xử lý tình huống và bảo vệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy tại khu vực tổ chức Lễ kỷ niệm và trên địa bàn toàn Thành phố; phân luồng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường; đảm bảo việc cấp thoát nước, vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp toàn Thành phố, đặc biệt tại địa điểm diễn ra Lễ kỷ niệm.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Đại sứ Moheb El Samra chia sẻ những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Việt Nam – Hồ Chí Minh” luôn được người dân Ai Cập, Bắc Phi nhắc tới với sự ngưỡng mộ và kính trọng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình

Tối 12/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự chương trình giao lưu điển hình toàn quốc năm 2020 trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Quang cảnh hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XII) về

Xây dựng Đảng về tổ chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Vấn đề này được Đảng ta kiên trì thực hiện, đặc biệt là từ khi thành lập nước năm 1945 đến nay và ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục