Kỷ niệm về cha

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/7/2017 | 10:47:46 AM

YBĐT - Từ khi còn nhỏ tôi đã thấy cha thường xuyên vắng nhà. Mẹ bảo cha đi công tác xa. Chỉ thấy mỗi lần cha về, quà cho chúng tôi là vài cân bột mỳ với những quyển sách mà lũ trẻ trong làng không có.

Từ khi còn nhỏ tôi đã thấy cha thường xuyên vắng nhà. Mẹ bảo cha đi công tác xa. Anh em tôi lớn lên bằng sự nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Mẹ là xã viên hợp tác xã, phụ nữ ba đảm đang. Một tay mẹ việc đồng, việc nhà lại chăm sóc bà nội bị liệt sau một lần tai biến. Thương mẹ vất vả, ngoài giờ học, anh em tôi cùng giúp mẹ nấu nướng, quét nhà, rửa bát…

Năm tôi học lớp Một, cha về ăn tết, cả nhà mừng lắm. Tôi cứ lẽo đẽo theo cha hít hà: “Cha thơm thế!”. Mẹ bảo: “Ngốc ạ, cha mày hôi nách chứ thơm cái gì”. Tôi mặc kệ, mùi thơm cha đến giờ tôi vẫn nhớ. Năm đó, mẹ sắm con gà, bánh trái buộc lên cái xe đạp Thống Nhất của cha, cái xe mà cha đạp hơn trăm cây số từ tỉnh về. Cha đưa anh em tôi đi nhà ngoại bằng xe đạp.

Cha bảo: “Nhà ngoại xa lắm, phải đạp xe từ sáng tới trưa mới đến. Thằng anh lớn hơn ngồi cắng đằng trước. Con em ngồi gác ba ga đằng sau, nhớ cầm chắc yên xe, đừng ngủ kẻo ngã”.

Anh em tôi hãnh diện ngồi lên xe, hồi ấy, cả xã tôi mới có ba cái xe đạp như thế. Những ngày ở nhà, cha nấu ăn rất ngon. Chỉ cần một quả trứng, cha nạo thêm ba củ sắn, giã nhuyễn, hòa với nhau, trộn thêm ít lá kiệu, phi hành lên, rán, cuộn lại và cắt như bánh, anh em tôi thi nhau khen cha rán trứng phồng to và ngon thế. Cũng từ năm đó, giặc Mỹ bắn phá ác liệt. Cha chỉ viết thư về cho mẹ, hỏi thăm, dặn dò. Có lần cha bảo đang ở Hoàng Liên Sơn, có lần cha bảo đang ở trong miền Nam…

Năm tôi học lớp bốn, cha về phép một tuần. Tôi nghe mẹ cằn nhằn: “Đi biền biệt bao năm mà chỉ mang về cho con dao ngắn tũn thế này làm sao mà phát nương, chặt củi”. Tôi thương cha lắm! Thương cả mẹ nữa. Hôm sau, mẹ bảo cha đi họp phụ huynh. Sân trường dưới lùm cây sơ tán. Tôi được thầy hiệu trưởng cho đọc lời phát biểu cảm tưởng và lời hứa đại diện học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ của toàn trường vì tôi có giọng đọc diễn cảm. Nhưng không hiểu sao, nhìn thấy gương mặt cha, tôi lí nhí đọc. Lúc đi xuống, thầy hiệu trưởng véo nhẹ tai tôi, bảo: “Em sợ nhà văn à? Đáng lẽ em phải tự hào đọc thật to chứ”.

Tôi không biết cha tôi là nhà văn và nhà văn làm những gì. Chỉ thấy mỗi lần cha về, quà cho chúng tôi là vài cân bột mỳ với những quyển sách mà lũ trẻ trong làng không có. Cha dặn chúng tôi không được làm mất sách.

Anh tôi học hết cấp hai thì lên đường nhập ngũ. Chiến tranh ác liệt hơn. Cha và anh xa nhà, mẹ lại càng vất vả hơn. Đêm đêm nghe tiếng bom nổ ì ùng từ xa, mẹ lại thức thâu đêm, có lúc mẹ thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cha và anh được bình an. Năm 1974, anh tôi bị thương nặng tại nước bạn Lào.

Cha về ăn tết, cố giấu để mẹ con tôi ăn tết ngon. Hôm đi cha dặn mẹ: “Hai cha con đi không biết bao giờ về. Con gái đã lớn, xem ai gửi gắm được thì gả”. Mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Ngày ấy, tôi đã là một thanh niên ưu tú, mỗi thanh niên là một “chiếc gậy hành quân”, tất cả hướng về tiền tuyến, làm việc gì cũng sôi nổi, nhiệt tình. Ước mơ làm y tá của tôi không thể thực hiện.

Ngày chiến thắng trở về, anh tôi cưới người mà trước khi lên đường nhập ngũ anh tặng quyển Truyện Kiều. Tôi được giúp viết thiếp mời. Mẹ bảo ngày còn chiến tranh thì đầu dòng viết: “Tổ quốc chiến tranh, vui gia đình không quên nhiệm vụ”, nay hòa bình rồi, tờ giấy đỏ hình chữ nhật được tôi viết là: “Tổ quốc hòa bình, gia đình hạnh phúc”.

Rồi tôi cũng đi lấy chồng. Ngày cưới, họ nội, ngoại đầy đủ, ông quan làng (ông mối) nhà trai hát bài xin dâu. Mọi lần tôi vẫn nghe cha hát nhưng giờ đây, lúc chia xa gia đình, làng xóm, tiếng hát quan làng sao mà da diết, lòng tôi tủi vô cùng.

Tiếng hát kể công cha mẹ nuôi dưỡng con vất vả đến khi trưởng thành: “Chẳng ai nuôi con gái đến già…/ Xin thưa cùng cha mẹ người ơi/ Giờ tốt tiếp giờ hay/ Xin cho người ra đây thu xếp/ Xếp lấy gối cùng chiếu/ Lựa lấy chiếu cùng chăn/ Đưa dâu ra bái lễ tổ tiên/ Vợ cùng chồng theo chân xuống bãi…”. Bước chân xuống cầu thang, tôi ngoái lại nhìn mọi người, thấy khuôn mặt cha đầy nước mắt. Tôi òa lên như đứa trẻ. Cha gần gũi và ấm áp hơn bao giờ hết.

Cha tôi về hưu, con cháu và mọi người được ở bên cha nhiều hơn. Những ngày tết, cháu nội, cháu ngoại quây quần bên cha, cha lại có cơ hội mở kho chuyện ra kể. Cha hay tìm đến các cụ cao niên trong vùng cùng hát khắp, hát cọi, khảm hải… đêm về cha lại cặm cụi ghi chép. Khi mắt cha bị lòa, không nhìn thấy gì, cha lấy thanh tre kẻ trên giấy rồi lần lần viết theo. Cha cần mẫn và lặng lẽ viết.

Cha tôi mất, gia sản để lại là những tập tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và rất nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa Tày. Người ta gọi cha là nhà văn, còn đối với tôi, cha là một người cha thân thương, bình dị và đáng kính.  

Hoàng Thị Na

Các tin khác
Từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ; hoàn thành việc tìm kiếm, quy tập và kết luận khu vực, địa bàn có thông tin mộ liệt sĩ tập thể; từ năm 2031 trở đi, tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến khi không còn thông tin về hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao giấy chứng nhận cho các thương binh.

Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đồng thời, thiết thực tri ân đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, đối tượng chính sách và người có công trên địa bàn.

Lãnh đạo xã Lang Thíp thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn xã nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Hiện nay, huyện Văn Yên có 801 đối tượng chính sách là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người hoạt động cách mạng trước năm 1945, quân nhân xuất ngũ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thanh niên xung phong... đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tặng quà bà Vàng Thị Pàng, vợ liệt sĩ ở bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang.

Huyện Mù Cang Chải hiện có 25 đối tượng là gia đình chính sách và người có công; trong đó có 2 vợ liệt sĩ, 2 thương binh, còn lại là người thờ cúng liệt sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục