Phú Thịnh: “Đền ơn đáp nghĩa” là việc làm thường xuyên, liên tục

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/7/2017 | 8:28:48 AM

YBĐT - Nhiều năm nay, xã Phú Thịnh là một trong những địa phương của huyện Yên Bình làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Công tác này đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục và xem như nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của xã.

Xã Phú Thịnh hiện có 2 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 23 liệt sỹ, 12 thương binh, 3 bệnh binh, 3 người nhiễm chất độc hoá học Dioxin và 2 người đang hưởng chế độ tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày. Được biết, việc chi trả các chế độ, chính sách cho các đối tượng người có công trên địa bàn luôn bảo đảm kịp thời, đầy đủ, các khoản trợ cấp một lần đến tận tay người được hưởng, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với cách mạng được tăng cường để mọi người hiểu và cùng giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách tại cơ sở. Năm 2017, xã không có đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng thuộc hộ nghèo, đây là kết quả đáng mừng trong việc giúp đỡ quan tâm đối với người có công vươn lên thoát nghèo.

Đồng chí Đào Bá Hiệp - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xác định công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, những năm qua, Phú Thịnh luôn quan tâm đến việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công. Phong trào toàn dân chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người dân đối với các gia đình chính sách. Các cấp, ngành phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp cùng chung tay giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, giúp họ ổn định về vật chất, động viên về tinh thần”.

Trên tinh thần đó, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn xã và nhân dân đã đóng góp ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của xã được 8 triệu đồng, nguồn quỹ được sử dụng tôn tạo tu, sửa nhà bia ghi tên liệt sỹ của xã. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên xã Phú Thịnh đã phối hợp Trung đoàn 174  ủng hộ 40 ngày công lao động giúp đỡ 6 gia đình chính sách.

Cùng đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đến thôn Thanh Bình thăm bà Phạm Thị Trà - thân nhân liệt sỹ, vừa được hỗ trợ nhà ở năm 2017. Bà Trà xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi còn nhiều khó khăn, cuộc sống vất vả, căn nhà cũ được cất cách đây khá lâu và đã xuống cấp. Vừa rồi, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ 40 triệu đồng xây dựng căn nhà mới vững chãi, gia đình phấn khởi lắm cháu ạ! Ngoài ra, hàng năm, hàng tháng tôi vẫn được nhận tiền hỗ trợ chế độ đầy đủ, kịp thời, góp phần vơi bớt khó khăn”.

Đến thăm gia đình thương binh Nguyễn Danh Thám ở thôn Hợp Thịnh - đây là một trong những thương binh tiêu biểu trong phong trào xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng nông thôn mới, ông phấn khởi cho biết: “Rời quân ngũ trở về với vết thương trên người, nhiều lúc trái gió, trở trời đau lắm. Nhưng bù lại, tôi được sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện về mọi mặt từ vay vốn đến hỗ trợ khoa học kỹ thuật nên gia đình đã phát triển kinh tế và bây giờ có cuộc sống ổn định”.

Đó là một vài đơn cử trong rất nhiều việc làm được Phú Thịnh cụ thể hóa giúp người có công với cách mạng phần nào được xoa dịu nỗi đau vươn lên trong cuộc sống.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, đồng chí Đào Bá Hiệp khẳng định: “Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quản lý chặt chẽ việc chi trả, đảm bảo công bằng, minh bạch trong thực hiện chính sách ưu đãi; vận động toàn dân xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; phấn đấu người đi điều dưỡng tập trung đạt từ 70% trở lên; chỉ đạo Đoàn Thanh niên tu bổ, sửa chữa, gìn giữ công trình nhà bia ghi tên liệt sỹ…”.

Trần Minh

Các tin khác
Từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ; hoàn thành việc tìm kiếm, quy tập và kết luận khu vực, địa bàn có thông tin mộ liệt sĩ tập thể; từ năm 2031 trở đi, tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến khi không còn thông tin về hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao giấy chứng nhận cho các thương binh.

Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đồng thời, thiết thực tri ân đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, đối tượng chính sách và người có công trên địa bàn.

Lãnh đạo xã Lang Thíp thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn xã nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Hiện nay, huyện Văn Yên có 801 đối tượng chính sách là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người hoạt động cách mạng trước năm 1945, quân nhân xuất ngũ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thanh niên xung phong... đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tặng quà bà Vàng Thị Pàng, vợ liệt sĩ ở bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang.

Huyện Mù Cang Chải hiện có 25 đối tượng là gia đình chính sách và người có công; trong đó có 2 vợ liệt sĩ, 2 thương binh, còn lại là người thờ cúng liệt sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục