Những tấm gương “tàn nhưng không phế”

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/7/2022 | 1:53:58 PM

YênBái - Trở về cuộc sống đời thường với thương tích trên cơ thể, bằng tinh thần, nghị lực của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, những tấm gương thương, bệnh binh điển hình như bệnh binh Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh hay thương binh Nông Đức Ái ở thôn 11, xã Mường Lai, huyện Lục Yên đã vượt qua nỗi đau của vết thương chiến tranh đã trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi, nhiệt thành với các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Bệnh binh hạng 2/3 Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giống bưởi Đại Minh cho hiệu quả kinh tế cao.
Bệnh binh hạng 2/3 Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giống bưởi Đại Minh cho hiệu quả kinh tế cao.

Qua giới thiệu của Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Mường Lai, huyện Lục Yên, chúng tôi đến thăm CCB, thương binh 4/4 Nông Đức Ái ở thôn 11 -  một điển hình làm kinh tế giỏi. 

Tháng 7/1984, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Nông Đức Ái  như bao chàng trai trẻ thời bấy giờ viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Sau huấn luyện, ông trực tiếp tham gia chiến đấu trong một đơn vị thuộc C20, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. Tháng 3/1985, trong trận đánh tại Khu 4 hầm, Cao điểm 685, ông bị thương ở mặt và chân, điều trị vết thương khỏi ông tiếp tục chiến đấu, đến tháng 11/1988 ông Ái ra quân. 

Ông Ái cho biết, những năm đầu, gia đình ông chủ yếu làm ruộng và trồng rừng, cuộc sống bấp bệnh. Không cam chịu đói nghèo, năm 2008, với số tiền tích góp và vay vốn ngân hàng, ông đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò, dê và thỏ, nhờ nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

 Ông Nông Đức Ái chia sẻ: "Có những thời điểm, chăn nuôi bấp bênh do dịch bệnh và giá cả không ổn định nên không thể chỉ trông vào một nguồn thu. Năm 2013, nhận thấy cây cam Vinh, cam sành là những giống cây phù hợp với khí hậu địa phương, có giá thành ổn định, tôi đã đầu tư vốn để trồng. Để có được 1 ha cây cam phát triển tốt, bản thân tôi đã bỏ nhiều thời gian tìm hiểu cách thức chăm sóc giúp cây phát triển ổn định lâu dài. Đến nay, mỗi năm gia đình tôi thu 50 - 60 triệu đồng từ vườn cây ăn quả”.

Gia đình ông Ái còn trồng 3 ha keo, bồ đề; trồng xen 500 cây khôi nhung vào diện tích đất đồi trồng cam. Mô hình kinh tế của CCB Nông Đức Ái cho hiệu quả kinh tế ổn định. Ông đã được nhận nhiều giấy khen của huyện và chính quyền địa phương vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, sản xuất, xây dựng nông thôn mới, CCB gương mẫu... 

Bệnh binh hạng 2/3 Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh được biết đến là điển hình tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Cũng như bao người lính khác, sau khi xuất ngũ trở về, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khiến ông Giao không khỏi trăn trở.

Hai bàn tay trắng, vợ chồng ông miệt mài bỏ công, bỏ sức phát đồi, cải tạo đất hoang, phương châm "lấy ngắn nuôi dài” trồng sắn kết hợp chăn nuôi lợn, gà. Khi đã đảm bảo ổn định lương thực, ông Giao tính đến chuyện mở rộng diện tích đất, tìm hướng đi mới để làm giàu. 

Năm 1990, ông mạnh dạn chuyển đổi 2 ha đất đồi để trồng bưởi Đại Minh. 30 năm cải tạo đất gò đồi, gia đình ông hiện có trên 500 gốc bưởi Đại Minh, 1 ha ao thả cá, chăn nuôi gần 100 con gà thịt..., mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi gần 200 triệu đồng. 

Ở tuổi 75, khi kinh tế gia đình được xem là khá giả, nhiều người đã yên tâm an dưỡng tuổi già, vui cùng con cháu, nhưng ông Giao vẫn cần mẫn với ruộng vườn. Ông tìm hiểu kỹ thuật trồng thử nghiệm bưởi Diễn, bưởi da xanh hướng tới mở rộng diện tích và đa dạng cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ông cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hội viên trong Hội CCB xã về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. 

Nhiều CCB học tập kinh nghiệp và áp dụng mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông đã trở nên khá giả. Tích cực tham gia công tác Hội và các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, nhiều năm liền ông Nguyễn Kim Giao được huyện Yên Bình, các cấp Hội CCB tặng giấy khen.

Được biết, bệnh binh Nguyễn Kim Giao và thương binh Nông Đức Ái là 2 trong số 150 đại biểu vinh dự được tham dự lễ gặp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2022. 

Thu Hiền

Tags Yên Bái “Bộ đội Cụ Hồ” Cựu chiến binh thi đua yêu nước sản xuất xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Gia đình bà Nguyễn Thị Hiền Thực - thân nhân liệt sĩ ở tổ dân phố Phúc Thọ, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái phấn khởi trong ngôi nhà mới.

Tỉnh Yên Bái hiện quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi đối với trên 11 vạn hồ sơ người có công, người tham gia kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc; hơn 6.200 người và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Trải qua các thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, đã có hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta anh dũng hy sinh. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị quân đội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai từ rất sớm, ngay trong những năm tháng của chiến tranh và đến nay vẫn tiếp tục thực hiện với quyết tâm chính trị, trách nhiệm cao nhất.

Mấy chục năm đằng đẵng chiến tranh, bao nhiêu xương máu của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đã đổ xuống.

Hôm nay (27-7), trong niềm xúc động và tự hào kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), chúng ta mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, đã không tiếc máu xương, anh dũng hy sinh, quên mình vì Tổ quốc, mang về độc lập, tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục