"Nhành ban" của núi rừng Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/2/2016 | 9:25:38 AM

YBĐT - Tôi thật sự ấn tượng với chị ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Và hơn hai chục năm rồi, chị vẫn giữ được vẻ đẹp rất đặc trưng của những cô gái Mường Lò – nơi mà có nhà văn từng gọi đó là “miền gái xinh”.

Chị Hoàng Thị Phượng (thứ 2 bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng khách du lịch bên ngôi nhà sàn của chị.
Chị Hoàng Thị Phượng (thứ 2 bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng khách du lịch bên ngôi nhà sàn của chị.

Chị là Hoàng Thị Phượng, hiện là Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ. Đồng thời, chị còn là chủ một cơ sở du lịch cộng đồng thu hút khá đông du khách trong, ngoài nước.

Bề dày thành tích trong công tác của chị thật đáng nể. Năm 2007, được Ban Dân vận Trung ương tặng bằng khen; năm 2008, Thị ủy Nghĩa Lộ tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; năm 2010, UBND tỉnh Yên Bái tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong xây dựng thị xã văn hoá giai đoạn 2003 - 2008; năm 2009 tiếp tục được UBND tỉnh Yên Bái tặng Bằng khen thành tích trong phong trào thi đua yêu nước… chị còn được Ban Dân vận Trung ương, Hội Nông dân Việt Nam tặng Kỷ niệm chương…

Chắc nhiều người sẽ rất bất ngờ bởi chị mặc trang phục Thái, nói tiếng Thái, am hiểu phong tục, tập quán dân tộc Thái, đạt nhiều thành tích trong công tác vận động nhân dân vùng đồng bào dân tộc Thái (đại bộ phận dân Nghĩa An là người Thái), rồi có thành tích trong việc gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc Thái… nhưng chị lại là một phụ nữ Mường ở xã Phù Nham (Văn Chấn) về làm dâu người Thái ở Nghĩa An.

Từ truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ dân tộc hết lòng thương yêu chồng con, quý trọng gia đình chồng đã khiến chị tìm hiểu những phong tục tập quán, học ngôn ngữ của đồng bào Thái. Hoàng Thị Phượng còn biết vươn xa khỏi bếp lửa, thửa ruộng và mái lá nhà sàn để học tập và công tác, phấn đấu trở thành người đảng viên và là người cán bộ lãnh đạo.

Với 8 năm làm công tác văn phòng UBND xã Nghĩa An, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tham gia nhiệt tình, có hiệu quả các phong trào, hoạt động của xã đề ra. Với chị, việc gần gũi, thân thiết với nhân dân luôn là công việc quan trọng để hiểu được tâm tư nguyện vọng của bà con, để chỉ đạo thực hiện chủ trương, nhiệm vụ chung của toàn Đảng bộ.

Trò chuyện với chị, chị đã nói sâu về công tác Đảng, công tác chính quyền ở Nghĩa An từ việc triển khai nghị quyết đại hội Đảng các cấp đến việc xây dựng mục tiêu, giải pháp thực hiện ở một xã mà có trên 85% người dân tộc Thái, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn… Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phải đi đầu; phát triển kinh tế, trong đó tăng năng suất, giá trị nông sản, gắn với thị trường là nhiệm vụ quan trọng.

“Đảng có khiếm khuyết, dân suy giảm niềm tin vào một bộ phận cán bộ đảng viên tin thì phải chỉnh đốn Đảng, lấy lại niềm tin của nhân dân. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà nhân dân chưa hăng hái thực hiện thì phải đẩy mạnh công tác dân vận”- chị Phượng tâm sự.

Được biết, Đảng bộ xã Nghĩa An đã xây dựng được 4 mô hình dân vận khéo. Các mô hình đã phát  huy hiệu quả trong việc vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển làng nghề, phát triển nghề phụ tăng thêm thu nhập, tiểu biểu như: mô hình vận động nhân dân áp dụng kỹ thuật mới phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa nước, góp phần tăng năng suất lúa; mô hình trồng 1 ha sắn cao sản; mô hình trồng rừng tập thể; duy trì, phát  triển làng nghề, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc gắn với du lịch tại cộng đồng…

Nghĩa An đã có những bước đi cụ thể từ thấp lên cao và quan trọng nhất là thay đổi nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu của nhân dân, thể hiện rất rõ trong việc sử dụng các giống cây, con mới vào sản xuất thay thế các giống địa phương, góp phần đưa năng suất lúa đạt 12,68 tấn/ha; bình quân thu nhập gần 100 triệu đồng/ha canh tác… Trong thành tích chung ấy, có công đóng góp không nhỏ của người đảng viên Hoàng Thị Phượng.

Chị Hoàng Thị Phượng (bên trái) tại gian hàng ẩm thực của xã Nghĩa An ở Hội chợ Thương mại - Du lịch thị xã Nghĩa Lộ.

Sẽ là khiếm khuyết khi nói về đảng viên Hoàng Thị Phượng ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ mà lại không nói đến lĩnh vực du lịch cộng đồng, bởi không ai khác, gia đình chị là một trong những hộ đầu tiên phát triển kinh tế bằng công việc này. Sắc thái văn hóa Tây Bắc, nhất là phong tục tập quán, những nét sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lò luôn chứa đựng vẻ đẹp tiềm ẩn, hấp dẫn du khách bốn phương. Hiểu được vấn đề này, chị Phượng tự mình học hỏi cách thức quản lý kinh doanh, đi thăm quan các mô hình đi trước ở các tỉnh bạn... Chị đã đăng ký kinh doanh lưu trú, đầu tư cải tạo lại nhà cửa, mua sắm chăn đệm.

Chị cho biết: khách đến với mình không phải vì phòng ốc sang trọng, ăn uống cầu kỳ mà là nét văn hóa độc đáo. Chính vì thế, phải gìn giữ được những phong tục đẹp trong sinh hoạt, lễ hội, tín ngưỡng... Cùng với đó, là phải đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh sạch sẽ... Cơ sở du lịch của gia đình chị đã hấp dẫn biết bao du khách, giữ chân du khách bằng nhiều món ăn độc đáo như xôi ngũ sắc, rêu đá, thịt nộm, cá nướng... cùng những chuyến dã ngoại bằng xe đạp hoặc bách bộ để thăm làng nghề dệt thổ cẩm, ngắm suối Thia trong vắt hay cánh đồng Mường Lò tốt tươi.

Đêm đến, khách và chủ uống chén rượu nồng, tay trong tay quanh đống lửa cùng nhau múa vui với điệu xòe hoặc nghe khắp Thái, khèn bè, đàn tính... Được biết, cơ sở du lịch cộng đồng của gia đình chị Hoàng Thị Phượng đã ký hợp đồng liên kết với nhiều công ty lữ hành trong nước, quốc tế và mỗi năm đón hơn 1.000 du khách đến thăm quan, nghỉ ngơi.

“Con người, phong cảnh, truyền thống văn hóa của Nghĩa An và Mường Lò thật là tươi đẹp. Chúng tôi tự hào về điều đó và sẽ phát huy để xây dựng quê hương, cuộc sống giàu mạnh thêm” - Phó bí thư Đảng ủy Hoàng Thị Phượng đã nói với chúng tôi như vậy khi chia tay. Xuân đã về trên quê hương Nghĩa Lộ, rừng ban đã khoe sắc trắng. Vùng đất này sẽ phát triển trở thành đô thi loại III trong thời gian không lâu nữa, đó không chỉ là chủ trương của tỉnh, của thị xã mà còn nhờ những cán bộ, đảng viên tích cực, hăng hái như Hoàng Thị Phượng.

Lê Phiên

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Huân chương Lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 -2021 tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành Văn bản số 2636/UBND-NCPC về việc phát động phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung như sau:

Với sự triển khai quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng sự vào cuộc tích cực của người dân trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, bằng 42,7% số xã; bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, tăng 5,83 tiêu chí so với giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,7% số xã, vượt hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Sau phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Giàng A Tông đã phát biểu hưởng ứng các nội dung của phong trào thi đua trong 5 năm tới. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung phát động.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025. Báo Yên Bái trân trọng đăng toàn văn nội dung phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục