Hà Nội giảm 61 phòng sau sắp xếp bộ máy cấp huyện

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2025 | 8:25:24 AM

Theo phương án của thành phố, sau sắp xếp, UBND cấp huyện còn 10 phòng chuyên môn, bỏ hai phòng Lao động Thương binh Xã hội và phòng Quản lý đô thị.

Trụ sở HĐND và UBND thành phố Hà Nội.
Trụ sở HĐND và UBND thành phố Hà Nội.

UBND thành phố vừa ban hành công văn về việc Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Thành phố duy trì 6 phòng và tương đương, gồm Văn phòng HĐND và UBND, Thanh tra, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính), Giáo dục và Đào tạo và Y tế.

Hà Nội sáp nhập phòng Lao động Thương binh và Xã hội với phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là Phòng Nội vụ), đồng thời chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp về phòng Giáo dục và Đào tạo; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội về phòng Y tế.

Phòng Tài nguyên và Môi trường tại các quận sẽ nhận thêm chức năng phòng chống thiên tai và các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (nếu quận còn lĩnh vực này) từ phòng Kinh tế, và vẫn giữ tên gọi là phòng Tài nguyên và Môi trường. Tại các huyện và thị xã, phòng này sẽ tiếp nhận thêm chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng công tác phòng chống thiên tai từ phòng Kinh tế, và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.

Phòng Văn hóa - Thông tin sẽ nhận thêm chức năng về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế, và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin. Phòng Kinh tế ở các quận sẽ chuyển các chức năng liên quan đến phòng chống thiên tai, nông nghiệp, công nghệ và đổi mới sáng tạo sang các phòng tương ứng, đồng thời hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên thành phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.

Tại các huyện và thị xã, chức năng của các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phòng chống thiên tai, chất lượng và an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản, và phát triển nông thôn sẽ được chuyển về phòng Nông nghiệp và Môi trường.

Chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ được chuyển về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin. Phòng Kinh tế sẽ hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên thành phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị. Phòng Dân tộc, hiện chỉ có ở UBND huyện Ba Vì, sẽ được giải thể, và chức năng, nhiệm vụ của phòng này sẽ được chuyển về phòng Nội vụ.

Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy các phòng thuộc cấp huyện sẽ bao gồm 10 phòng chuyên môn: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; và Tài nguyên và Môi trường (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).

So với trước đây, số lượng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã giảm 2 phòng: Lao động, Thương binh và Xã hội và phòng Quản lý đô thị. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (12 quận, 17 huyện và 1 thị xã). Sau sắp xếp, tổng cộng 61 phòng thuộc UBND cấp huyện đã bị giảm. Trong đó, 29 quận, huyện, thị xã giảm mỗi đơn vị 2 phòng, riêng huyện Ba Vì giảm 3 phòng (bao gồm cả phòng Dân tộc).

UBND Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã hoàn thành việc ban hành Nghị quyết thành lập, quyết định phân bổ biên chế và quyết định về công tác cán bộ đối với các phòng chuyên môn sau sắp xếp tổ chức bộ máy trong khoảng thời gian từ ngày 18/2 đến 20/2.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương lai phát triển của tổ chức đảng, sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị; rộng hơn, đó là vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Nhìn lại gần 10 năm thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019) cho thấy Luật đã phát huy hiệu quả tích cực trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ nhiệm kỳ XIII, XIV, XV.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội

Thảo luận tổ tại Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhấn mạnh đến việc phải cấp bách tháo gỡ các vướng mắc về thể chế...

Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy (thứ 2,từ  trái sang) thăm mô hình chế biến măng Bát độ của người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Để việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị diễn ra thuận lợi, nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, có uy tín, năng lực đã tình nguyện xin thôi công tác khi vẫn trong độ tuổi. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức bộ máy được tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Tiêu biểu trong số ít cán bộ người dân tộc thiểu số được đào tạo bài bản, trưởng thành từ cơ sở là đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy - người đã tiên phong viết đơn tự nguyện nghỉ hưu trước trước tuổi để tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội phát triển, góp phần xây dựng Yên Bái ngày càng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục