Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ thông tin

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/6/2016 | 9:19:24 AM

YBĐT - Những năm qua, Ban Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo sát sao các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc trong thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC). Đặc biệt là sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong CCHC.

Cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ chuyên môn trên hệ điều hành.
Cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ chuyên môn trên hệ điều hành.

Nhìn lại quá trình triển khai thực hiện, ông Hà Ngọc Văn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: “Ngay từ đầu năm, Sở chủ động xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch CCHC tới các phòng, đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các phòng chuyên môn triển khai thực hiện công tác CCHC gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Đồng thời, quán triệt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Sở thực hiện tốt công tác CCHC thông qua phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp đang áp dụng triển khai tại Sở. Mặt khác, Sở đã tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. Qua đó, nhiều đơn vị, cơ quan Nhà nước trang bị, ứng dụng CNTT đạt kết quả rõ nét trên cả 3 lĩnh vực hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT…”.

Hiện nay, Sở đã tạo lập 68 tài khoản của phần mềm điều hành tác nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức và triển khai sử dụng hiệu quả các chức năng của phần mềm điều hành tác nghiệp ứng dụng vào công tác chuyên môn một cách khoa học. 100% số máy tính có mạng LAN và kết nối Internet, tất cả hệ thống mạng LAN được xây dựng mới theo tiêu chuẩn, xây dựng phòng họp giao ban trực tuyến với đầy đủ trang thiết bị…

Do đó, công tác chỉ đạo, điều hành bằng hệ thống thông tin điện tử và thư điện tử được cán bộ, công chức sử dụng hòm thư điện tử đạt 100%, tài khoản sử dụng thường xuyên ước khoảng 70%.

Ngoài ra, Sở cũng đã triển khai một số ứng dụng CNTT như: thực hiện các cuộc họp giao ban từ xa qua mạng giữa UBND tỉnh với Chính phủ; một số sở, ngành với cơ quan cấp bộ. Hơn thế, triển khai Dự án xây dựng phần mềm một cửa liên thông để người dân, tổ chức có thể tra cứu kết quả và gửi hồ sơ trực tuyến trên cổng.

Vì vậy, 6 tháng đầu năm 2016 đã cấp được 30 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, 3 giấy phép xuất bản bản tin, 1 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử, 1 giấy phép xác nhận thông báo hoạt động bưu chính và đều được trả đúng thời gian quy định.

Song song với đó, công tác hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Về cơ sở hạ tầng CNTT của các cơ quan được kiểm tra tương đối hoàn chỉnh và bảo đảm triển khai ứng dụng CNTT phục vụ nhiệm vụ chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị.

Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đã có mạng LAN và kết nối mạng Internet tốc độ cao ADSL, FTTH, trên 92% số máy tính được kết nối mạng Internet. Riêng đối với các huyện, việc ứng dụng và phát triển CNTT còn hạn chế do việc đầu tư chưa đồng bộ, ngân sách khó khăn.

Trong đó, nguồn vốn tự đầu tư của các ngành, huyện, thị, thành phố là chủ yếu cho nên mạng LAN còn khó khăn; tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức tại các sở, ban, ngành ước đạt 96%, các huyện, thị, thành phố đạt 88%. Do đó, hiện nay, các đơn vị đã sử dụng máy vi tính phục vụ công việc, sử dụng các phần mềm chuyên ngành vào công tác quản lý và điều hành nhưng ở các mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị đã ứng dụng tốt những phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn như: phần mềm quản lý ngân sách, quản lý tài sản; cấp mã số đối tượng ngân sách, trao đổi dữ liệu thu chi (Sở Tài chính); phần mềm thẩm định công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ); phần mềm quản lý cán bộ giáo viên, phần mềm hệ thống thông tin giáo dục (EMIS), phần mềm quản lý tuyển sinh chuyên nghiệp, trang thông tin điện tử ngành giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo); phần mềm quản lý báo chí, xuất bản lưu chiểu (Sở Thông tin và Truyền thông)...

Có thể thấy, việc ứng dụng CNTT vào nhiệm vụ chuyên môn đã giúp cán bộ, công chức, viên chức quản lý một cách thuận lợi và khoa học.

Ông Hà Ngọc Văn cho biết thêm: “Thời gian tới, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 11/3/2016 của UBND tỉnh về cải cách tổ chức bộ máy; rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực quản lý của Sở; duy trì hiệu quả bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thực hiện cấp phép thủ tục hành chính đúng quy định; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Sở. Đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn cho địa phương triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh”.    

Trần Minh

Các tin khác
Cấp sổ đỏ qua mạng góp phần giảm phiền hà.

Bộ TN&MT sẽ xử lý các văn bản và hồ sơ công việc qua mạng thông tin điện tử, gắn với trách nhiệm của từng cán bộ, công chức.

Mô hình

YBĐT - Tháng 6/2009, bộ phận “một cửa liên thông” hiện đại của UBND huyện được triển khai xây dựng thực hiện giải quyết công việc trên 5 lĩnh vực công việc: hộ tịch, xây dựng, đất đai, giải quyết chính sách xã hội, đăng ký kinh doanh.

Tổng cục Thuế cho biết, đã rà soát, cắt giảm 63 thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa 50 TTHC. Như vậy, lĩnh vực thuế còn hơn 300 TTHC (thời điểm ngày 30-6-2015 là 443 TTHC).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong năm 2016, Bộ sẽ thực hiện bãi bỏ và đơn giản hóa tổng số 31 thủ tục hành chính (TTHC). Trong đó, bãi bỏ 10 TTHC cấp Trung ương, đơn giản hóa 19 TTHC cấp Trung ương và 02 TTHC cấp tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương đã có kế hoạch rà soát, đơn giản hoá quy định, TTHC năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục