Yên Bái từng bước xây dựng chính quyền điện tử

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/9/2018 | 8:06:50 AM

YBĐT - Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy và mục tiêu cải cách hành chính, một trong những nội dung được tỉnh Yên Bái quan tâm triển khai là đầu tư hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phục vụ tốt công việc chuyên môn 3 cấp chính quyền của tỉnh. (Ảnh: Công chức xã Đại Minh, huyện Yên Bình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phục vụ tốt công việc chuyên môn 3 cấp chính quyền của tỉnh. (Ảnh: Công chức xã Đại Minh, huyện Yên Bình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn).

Triển khai nội dung này, ngày 24/12/2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 170 về thực hiện Nghị quyết số 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính quyền điện tử. Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện; đồng thời, phân công các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện các nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện hiện đại hóa nền hành chính.

Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên, cùng thực hiện tốt khâu tuyển dụng, bảo đảm tiêu chuẩn trình độ theo quy định, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức trực tiếp liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin được quan tâm.
 
Do đó, cán bộ, công chức của tỉnh hiện nay có trình độ tin học cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Dù còn nhiều khó khăn song cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hiện đại hóa nền hành chính được tỉnh quan tâm dành nguồn lực đầu tư. Tính riêng giai đoạn 2016 - 2017, tỉnh đã thực hiện 71 dự án đầu tư trụ sở với cơ quan Nhà nước với tổng kế hoạch vốn bố trí trên 259 tỷ đồng.
 
Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và cung cấp thông tin, nhất là các thủ tục hành chính (TTHC), Cổng Thông tin điện tử tỉnh bao gồm 1 trang giao diện chính của Cổng và 38 trang thành viên của các sở, ngành, UBND cấp huyện và một số trang của các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh được nâng cấp đáp ứng đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.
 
Từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư, hết năm 2017, tỷ lệ cán bộ/máy tính trên địa bàn tỉnh là 2,2 người/1 máy, trong đó: cấp tỉnh đạt 1,2 người/1máy; cấp huyện 2 người/1 máy; cấp xã/phường/thị trấn đạt 3,5 người/1 máy. Phục vụ trao đổi công việc, 100% cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh và cán bộ, công chức cấp tỉnh và huyện được tỉnh cấp tài khoản thư điện tử với gần 3.000 tài khoản; 100%  sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao; 94% xã, phường, thị trấn có đường truyền Internet tốc độ cao và phủ sóng 3G tới trung tâm.
 
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được đầu tư hoàn thiện tại 4 điểm cầu là: Phòng họp trực tuyến của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng UBND huyện Lục Yên, UBND huyện Mù Cang Chải. Đặc biệt, Trung tâm Hành chính công của tỉnh được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa được đưa vào hoạt động; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các sở, cấp huyện, cấp xã cơ bản đáp ứng yêu cầu...

Bên cạnh quan tâm đầu tư về con người và cơ sở vật chất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tác nghiệp được triển khai mạnh mẽ. Hết năm 2016, tỉnh đã hoàn thành việc triển khai kết nối phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh Yên Bái với trục liên thông quốc gia và thực hiện gửi, nhận văn bản từ Văn phòng Chính phủ đến 3 cấp chính quyền của tỉnh.
 
Năm 2017, tỉnh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số cho 100% các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh tới cấp xã để thực hiện nhận văn bản điện tử trên phần mềm quản lý văn bản, không gửi văn bản giấy chính thức từ 1/10/2017. Năm 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo đưa vào sử dụng phần mềm giám sát công việc được tích hợp trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Do đó, hàng tháng, quý, các sở, ngành, UBND cấp huyện đều có báo cáo tổng hợp nhiệm vụ đã giao để tổng hợp đánh giá...

Việc hiện đại hóa nền hành chính không chỉ nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành và hiệu quả hoạt động của bộ máy mà còn tạo sự đột phá trong giải quyết TTHC. Năm 2017, phần mềm một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai tại 5 đơn vị, với 294 dịch vụ công ở mức độ 3.
 
Quý II năm 2018, với sự quyết tâm của tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động với việc triển khai xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công kết nối liên thông với phần mềm quản lý Trung tâm thông qua trục tích hợp liên thông. Do đó, 100% các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trong tỉnh đã triển khai phần mềm một cửa điện tử kết nối liên thông 3 cấp với 100% TTHC từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã được triển khai ở mức độ 3,4.  Những dịch vụ trực tuyến này đã giảm đáng kể về thời gian, tiền bạc của cá nhân, tổ chức khi thực hiện các TTHC, nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Cán bộ bộ phận một cửa xã Việt Thành tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC của người dân.

YBĐT - Với sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, công chức, bộ phận phục vụ hành chính công huyện Trấn Yên sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1/2019, hướng đến cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh.

Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường Trung Tâm giải quyết TTHC cho người dân.

YBĐT - Để phù hợp với yêu cầu, xu thế chung của công tác cải cách hành chính (CCHC), thị xã Nghĩa Lộ xác định nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh… 

Quảng cảnh lớp tập huấn.

YBĐT - Ngày 22/8, Sở Nội vụ  tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cải cách hành chính (CCHC) năm 2018.

Ảnh minh họa

Ngày 17/8, Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sẽ lần đầu tiên được công bố, với những thông tin về gánh nặng thực thi thủ tục hành chính của DN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục