Một số vấn đề đặt ra trong đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự”

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/10/2019 | 7:56:56 AM

YênBái - Những năm gần đây, khái niệm “xã hội dân sự” (XHDS) xuất hiện trên các diễn đàn, báo chí, truyền thông xã hội với tần suất ngày càng nhiều hơn. Sở dĩ, được thảo luận nhiều vì trong vòng hơn hai thập niên qua, XHDS được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Do đó, để đấu tranh với các quan điểm, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:


Một là, cần nhận thức đầy đủ về XHDS và có cách "ứng xử” phù hợp với vấn đề XHDS. Phải thẳng thắn bác bỏ và phê phán, đấu tranh kiên quyết với các quan điểm khuyến khích, cổ vũ XHDS với ý đồ thúc đẩy hình thành các tổ chức chính trị đối lập. 

Hiện nay, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến XHDS chưa được nghiên cứu thấu đáo, hiệu lực và công cụ quản lý của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân còn có những hạn chế. Do đó, nếu chúng ta buông lỏng, thả nổi cho sự hình thành, phát triển XHDS sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó kiểm soát.

Hai là, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách, biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực của XHDS mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam. Cần tổ chức nghiên cứu bài bản, có hệ thống về XHDS, các yếu tố của XHDS, nhất là làm rõ khái niệm, bản chất của XHDS; XHDS và các yếu tố cấu thành, biểu hiện cụ thể của XHDS; các hình thức của XHDS gắn với điều kiện lịch sử - cụ thể, nhất là chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; cấu trúc của XHDS và quan hệ của XHDS với nhà nước, thị trường, tôn giáo, mạng xã hội, gia đình; vai trò, ưu thế và giới hạn, mặt tiêu cực của XHDS; yếu tố ngoại sinh và nội sinh của XHDS; các hình thức lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị. 

Từ những kết quả nghiên cứu này, sẽ giúp Đảng, Nhà nước chủ động có chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các NGO, vừa phát huy mặt tích cực, vừa định hướng hoạt động lành mạnh phù hợp với thể chế chính trị, đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, triệt tiêu các yếu tố có thể bị lợi dụng để hình thành lực lượng chính trị đối lập, gây bất ổn chính trị - xã hội…

Ba là, trong điều kiện có sự tồn tại khách quan của một số loại tổ chức có tính chất XHDS, cần tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức này, hạn chế những tác động tiêu cực của nó và có các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, phù hợp với cơ chế vận hành của thể chế chính trị, giữ vững bản chất của chế độ. Sự quản lý và định hướng có hiệu quả, bằng pháp luật của Nhà nước sẽ tạo ra một môi trường dân chủ, lành mạnh cho sự phát triển hài hòa của toàn xã hội… 

Bốn là, các lực lượng nòng cốt các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao, vận dụng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, vấn đề cấp bách hiện nay là tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội và NGO Việt Nam, không để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng tác động, chuyển hóa thành tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây. 

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, ngăn chặn hoạt động truyền bá tư tưởng, thổi phồng, tuyệt đối hóa vai trò của XHDS theo mô hình, tiêu chí của phương Tây, cổ vũ thành lập các tổ chức chính trị đối lập, các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc của tổ chức XHDS; phối hợp tuyên truyền, vận động các nhân sĩ, trí thức, học giả đang sinh hoạt tại các hội, liên hiệp hội, tổng hội nâng cao cảnh giác trước luận điệu của các thế lực thù địch về cái gọi là "hình mẫu lý tưởng” của XHDS phương Tây, cũng như tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng - lý luận. 

Đồng thời, vạch rõ những điểm không phù hợp (cả về lý luận và thực tiễn) của XHDS theo hình mẫu phương Tây đối với xã hội Việt Nam; vạch rõ mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thông qua việc lợi dụng vấn đề XHDS để tác động, chuyển hóa chế độ chính trị tại Việt Nam…

B.T

Các tin khác
Hội nghị Trung ương 11, khóa XII

Trước thềm Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trên mạng đã có những thông tin bình luận xuyên tạc. Và thực tế chứng minh những gì diễn ra hoàn toàn khác so với thông tin mà những người mệnh danh “trí thức”, “nhà báo tự do” đưa ra.

Các cựu chiến binh Sư đoàn 356 thành phố Yên Bái - những người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc trong một buổi gặp mặt.

Hy sinh cả tuổi xuân, xương máu trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, hòa bình lập lại, họ tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và xây dựng quê hương thêm ấm no, giàu đẹp. Họ mãi mãi xứng đáng là những cựu chiến binh (CCB) gương mẫu trên trận tuyến bảo vệ Tổ quốc hôm qua, hôm nay và cả muôn đời con cháu mai sau…

Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương

Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành quy định về vấn đề này, trong đó chỉ rõ các hành vi “chạy chức, chạy quyền” và các hành vi bao che, dung túng, tiếp tay. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương đã trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh nội dung này.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã chỉ ra các hiện tượng: Háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu"...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục