Ông Lê Mã Lương đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/11/2019 | 7:53:48 AM

YênBái - Thời gian gần đây, mạng xã hội, đội ngũ cán bộ, nhất là các cựu chiến binh thường bàn luận về trường hợp Lê Mã Lương với phát biểu tại một tọa đàm có sự tham gia của một số người mang tư tưởng chống đối, tiêu cực như Chu Hảo, Nguyễn Xuân Viện...

Ông Lê Mã Lương độc diễn tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp quốc tế” do nhóm người tự nhận là “nhân sỹ trí thức” tổ chức ngày 6/10/2019. (Ảnh: Nguồn Internet)
Ông Lê Mã Lương độc diễn tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp quốc tế” do nhóm người tự nhận là “nhân sỹ trí thức” tổ chức ngày 6/10/2019. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trong phát biểu của mình, ông Lê Mã Lương phê phán Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao… không dám kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế; đặc biệt ông Lê Mã Lương còn tuyên bố "sẽ cầm đầu anh em cựu chiến binh đến hỏi tội Bộ Ngoại giao”. 

Như chúng ta đã biết, đấu tranh ngoại giao là hết sức khó khăn, phức tạp; việc đấu tranh ngoại giao đối với vấn đề biển Đông càng khó khăn hơn, đòi hỏi ta phải tỉnh táo lựa chọn những phương sách hợp lý, tất cả vì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn nền hòa bình, sự ổn định. 

Thử hỏi, ông Lê Mã Lương có kinh nghiệm gì về ngoại giao, có đầy đủ thông tin về biển Đông, nhất là những chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng, Nhà nước hay không mà lại vội vàng chê trách. 

Ông Lê Mã Lương, ông là một dũng sỹ, được phong tướng, tôi là cựu chiến binh, anh cả tôi tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới, bố tôi là bộ đội đánh Mỹ, ông nội tôi đánh Pháp ở Điện Biên, hoàn thành nhiệm vụ là về quê cấy cày, giờ vẫn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng tham gia, đóng góp công sức và máu xương nếu Tổ quốc lâm nguy, chắc chắn nội tộc nhà tôi và anh em cựu chiến binh khác chẳng bao giờ tin, nghe và đi theo ông và những người như ông để chống phá đất nước.

Trở lại cái gọi là "tọa đàm”, ông Lê Mã Lương còn chê trách tướng lĩnh đang tại ngũ chưa biết chiến tranh là cái gì, chưa từng cầm súng; đặc biệt, còn cho rằng một số tướng lĩnh chưa trải qua chiến tranh, trong đó có cả Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Phát biểu của Lê Mã Lương đã khiến cư dân mạng xã hội dậy sóng, những tài khoản mang màu sắc phản động, những kẻ tiêu cực thì tung hô, ca ngợi, còn lại - nhất là những cựu chiến binh thì chê trách, phản bác, đấu tranh lại… 

Để chứng minh Lê Mã Lương phát biểu vô căn cứ, tôi đã tìm hiểu và được biết Đại tướng Lương Cường, sinh năm 1957, nhập ngũ năm 1975, tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, nhập ngũ năm 1972, tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam trong biên chế Sư đoàn bộ binh 341; từ năm 1974 đến năm 1978, ông làm trung đội trưởng rồi làm chính trị viên đại đội. 

Lịch sử Sư đoàn 341 ghi rõ: Sư đoàn đã tham gia nhiều trận chiến, đặc biệt là trận chiến Xuân Lộc, tháng 9/1977 Sư đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam. Như vậy, có thể thấy Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã trực tiếp chỉ huy từ cấp đại đội để chiến đấu với kẻ địch ở hai cuộc chiến hết sức ác liệt. 

Từ sự việc trên, có thể thấy những phát biểu của ông Lê Mã Lương là hồ đồ, bịa đặt, càng nguy hiểm hơn khi những phát biểu ấy nhân danh Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang như Lê Mã Lương là cơ hội vàng để kẻ địch lợi dụng chống phá, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Cán bộ, đảng viên, các cựu chiến binh và nhân dân khẳng định Lê Mã Lương đã "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, cấp ủy nơi ông ta sinh hoạt Đảng cần xem xét kỷ luật nghiêm khắc.

Tấn Đạt

Các tin khác

Trong cuộc đấu tranh này, chúng ta phải nhận diện rõ ràng rằng, nền tảng tư tưởng của Đảng ta chính là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nên phải tập trung bảo vệ. Trong Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua) quy định rõ:

Ảnh minh họa

Cùng với những tiện ích hữu hiệu, mạng xã hội (MXH), Internet cũng mang đến không ít hệ lụy nguy hại. Trong đó có việc một bộ phận cán bộ, đảng viên tham gia viết bài, phát ngôn, comment... thể hiện quan điểm sai trái, lệch chuẩn, cố tình bóp méo sự thật vì mục đích tư lợi cá nhân và lợi ích nhóm.

Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. Để làm được điều đó, việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường Internet và mạng xã hội là một giải pháp quan trọng và cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đề ra nhiệm vụ “kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền”.

Quy định 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị được ban hành vào thời điểm các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới cơ sở đang chuẩn bị tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng được ví như “chiếc phanh cơ chế” để ngăn chặn mối nguy hại lớn cho Đảng, cắt đi mối “ung nhọt” gây nhức nhối dư luận về công tác cán bộ trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục