Thế rồi, Lý Trần ngạo ngược đến mức dám bịa ra rằng: "Tháng 10 năm 1987, UNESCO có ra nghị quyết phiên họp 24 tại Paris năm 1987, nhưng trong danh sách vinh danh các danh nhân thế giới sau đó, hoàn toàn không có tên ông Hồ là "danh nhân văn hóa thế giới” như tin vịt đã loan”. Lý Trần tưởng bàn tay nhái bén của hắn che được mặt trời?
Hãy xem toàn văn Nghị quyết số 18C/4.351 của Hội đồng UNESCO khóa 18 như sau:
"Nhận thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới.
Nhắc lại Nghị quyết số 18C/4.351 thông qua tại khóa 18 Đại hội đồng UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại.
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc. Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
1. Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người.
2. Đề nghị Tổng Giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam. (Trích từ tập Hội đồng khóa họp 24 tại Paris ngày 20/10 - 20/11/1987, xuất bản năm 1988 tr144)".
Qua đó cho thấy lũ ba que như Lý Trần không từ một thủ đoạn nào để vu khống, xuyên tạc, bịa đặt nhằm hạ thấp thần tượng, vai trò lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam phục vụ âm mưu chống phá đê hèn của chúng.
Không phải chỉ nhân dân Việt Nam, bạn bè của Việt Nam mà nhiều chính khách, nhà văn, nhà báo, những người làm việc cho các nước đã từng xâm lược Việt Nam vốn không ưa gì Cộng sản nhưng cũng có những nhận xét rất khách quan, trung thực, bày tỏ sự kính trọng, cảm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1924, họa sĩ người Thụy Điển Erich Johanson đã viết: "cử chỉ văn hóa và thân mật của Nguyễn Ái Quốc gây một ấn tượng là người có uy tín. Người ấy có thể thành lãnh tụ không phải bằng cái gì bề ngoài mà bằng học thức và trí tuệ ”.
Cái gì đã khiến một sĩ quan tình báo Mỹ đã từng thực hiện một cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh vào đầu năm 1946 với nhiệm vụ trả lời câu hỏi "Hồ Chí Minh là ai”.
Chỉ một lần gặp Hồ Chí Minh đã kể lại trong thư gửi về nước cho mẹ: "khi được hỏi rằng Hồ Chí Minh là người như thế nào con sẽ mô tả ông ấy như một sự kết hợp giữa Thánh Francis (Phanxicô) thành Assisi và Abraham Lincoln.
Thánh Francis là biểu tượng đức tính nhân ái của Thiên Chúa giáo, còn A. Lincohn là vị Tổng thống Mỹ biểu tượng cho sự đoàn kết của cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ. Nửa thế kỷ sau người này trở thành giáo sư Đại học George Arthur Weekes và ông nói rằng quan điểm của ông về Hồ Chí Minh vẫn nguyên vẹn.
Năm 1965, trong thư phúc đáp Tổng thống Mỹ Johnson đề nghị Tây Ban Nha giúp sức tại Việt Nam, Tổng thống - nhà độc tài Tây Ban Nha Franco đã viết: "Tôi không quen biết Hồ Chí Minh, nhưng nhìn vào hồ sơ và nỗ lực của ông ấy trong việc đánh đuổi Nhật đầu tiên, Tàu (Tưởng) thứ hai và tiếp đến là Pháp, chúng ta phải công nhận ông ấy là một người yêu nước, không chịu khoanh tay khi đất nước mình bị dày xéo. Bên cạnh danh tiếng lẫy lừng là một đối thủ khó nhằn. Không nghi ngờ gì nữa, ông ấy có thể chính là người đã xuất hiện đúng lúc Việt Nam cần… chỗ bạn bè tôi nói thật: Nếu cố chấp ông sẽ là người thứ tư sau Pháp đó”.
Charles Fenn, sĩ quan tình báo chiến lược của Mỹ cũng là quan chức đầu tiên của Mỹ tiếp xúc với Hồ Chí Minh tháng 3/1945 đã nhận xét: "Tôi biết tôi đang đứng trước một con người phi thường”. Khi Mỹ đang tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, ông đã viết sách về Hồ Chí Minh và bị trục xuất ra nước ngoài sống lưu vong, Ch.Fenn có nhận xét cuối cùng về Hồ Chí Minh: "Nếu ta so sánh Hồ Chí Minh với các lãnh tụ nổi tiếng khác của thế kỷ XX, chúng ta có thể có ấn tượng khi biết rằng, trong thời gian dài, Hồ Chí Minh đã đi tới nhiều nơi trên thế giới và đã bắt đầu in dấu của mình trên các biến cố quốc tế trước khi cả Mao Trạch Đông, Gandhi, Nehru, Roosevelt, Churchill hay De Gaulle được biết đến trên thế giới. Cuộc sống và cá nhân mẫu mực, tính kiên định vì nền độc lập của Việt Nam, những thành quả phi thường của ông bất chấp những khó khăn chồng chất, đã có thể đưa Hồ Chí Minh, trong sự phán xét cuối cùng của nhân loại, lên hàng đầu danh sách những lãnh tụ hàng đầu của thế giới”.
Giáo sư W.J.Duiker là tác giả tập chuyên khảo đồ sộ nhất của nước ngoài viết về Hồ Chí Minh nhận xét: "Cuộc tranh luận về Hồ Chí Minh là cốt lõi của một vấn đề quan trọng tạo nên dấu ấn của thế kỷ 20 - kỷ nguyên của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cách mạng chủ nghĩa quân bình và phấn đấu vì quyền tự do của con người… Hồ Chí Minh đã thể hiện hai động lực của xã hội hiện đại: Khao khát độc lập và phấn đấu vì công bằng kinh tế, xã hội ”.
Nhà báo Mỹ Stanley Karnow đánh giá: "Không có một sự thay đổi nào trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không có gì có thể lay chuyển được ý chí của ông. Ngay cả khi cuộc chiến tranh tàn phá đất nước khốc liệt nhất, ông vẫn tận tụy vì độc lập cho Việt Nam, và hàng triệu người Việt Nam chiến đấu hy sinh cũng để đạt mục tiêu ấy”.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc UNESCO, ngài Amadou Mahtar M’Bow nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ của Việt Nam mà còn là lãnh tụ của nhân dân các nước đang đấu tranh cho độc lập, tự do ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh”.
Bà Katherine Muller, nguyên Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: "Có được một vị Chủ tịch như Hồ Chí Minh, người được nhiều người không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới tôn vinh như anh hùng dân tộc, giống như có được biểu tượng giúp chúng ta có được tầm nhìn, chỉ cho đất nước một bến đỗ an toàn”.
Thế giới đâu phải chỉ có mấy con "cầy vằn 3 sọc” và lũ cơ hội bất lương ăn nói hàm hồ mất dạy như côn đồ để hòng bôi nhọ, xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng triệu người có học thức, có lương tri với cách nhìn khách quan, trung thực nhận xét, đánh giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng cho chân lý và sự thật. Họ không phải là cộng sản; thậm chí, một số không ưa gì cộng sản thì ý kiến của họ càng có sức thuyết phục. Không phải Tuyên giáo Việt Nam nói hay cho lãnh tụ mình đâu nhé, lũ ba que Lý Trần và bọn "dân chủ” cơ hội hãy "vểnh tại đứng, dựng mặt dọc” lên mà nghe !
Nhất Tâm