Cảng hàng không Lào Cai đặt ở huyện Bảo Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/2/2016 | 4:30:53 PM

Sân bay cấp 4C tại Lào Cai đủ tiêu chuẩn khai thác máy bay A320, A321, đáp ứng nhu cầu bay tới tất cả sân bay trong nước và một số sân bay quốc tế.

Sáng 26/2, UBND tỉnh Lào Cai và Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh, Cảng Hàng không Lào Cai là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương.

Địa điểm xây dựng tại bản Cam 3, Cam 4, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên với tổng diện tích quy hoạch 261 ha (thay cho địa điểm đã quy hoạch trước đây tại thôn Giao Ngay, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng). Ưu điểm của vị trí mới là mặt bằng rộng, hoạt động bay thuận lợi khi máy bay có thể tiếp cận từ 2 đầu đường băng, ít phải bạt ngọn núi. Vị trí cách thành phố Lào Cai 34 km, kết nối giao thông trực tiếp với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đảm bảo điều kiện để nâng cấp sân bay lên hạng 4C (ICAO), đủ tiêu chuẩn khai thác máy bay loại A320, A321-200.

Giai đoạn đến năm 2020, sân bay Lào Cai có có công suất 560.000 hành khách/năm và 600 tấn hàng hóa/năm. Trong giai đoạn đến 2030, Cảng Hàng không Lào Cai nâng công suất lên 1.585.000 hành khách/năm và 2.880 tấn hàng hóa/năm với 5 vị trí đỗ tàu bay. Cảng cũng sẽ được quy hoạch xây dựng thêm nhiều hạng mục quan trọng, như: khu thương mại, dịch vụ, nhà ga hàng hóa...

Cảng hàng không Lào Cai sẽ có một nhà ga hành khách trên khu đất 10.000 m2 với công suất thiết kế 308 hành khách/giờ cao điểm và trong giai đoạn tiếp theo là 634 hành khách/giờ cao điểm.

Việc xây dựng sân bay cấp 4C tại Lào Cai sẽ đủ đáp ứng nhu cầu bay tới tất cả các sân bay trong nước và một số sân bay quốc tế như: Jakarta (Indonesia), Singapore, Malaysia, Côn Minh (Trung Quốc) và Vienchan (Lào).

Ngày 25/2, ông Trần Minh Sơn, Phó chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) cho biết, Sun Group đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải được làm nhà đầu tư toàn bộ sân bay Lào Cai theo quy hoạch chi tiết được Bộ Giao thông phê duyệt. Doanh nghiệp này còn đề nghị được xây dựng sân bay Quảng Ninh.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục