Tỉnh Yên Bái - Khái quát quá trình hình thành và phát triển

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2021 | 8:36:33 PM

Ngày 1/10/1991, tỉnh Yên Bái chính thức đi vào hoạt động. Thời điểm này, tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc; diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.887,7 km vuông; dân số có 658.891 người.

Trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái hôm nay.
Trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái hôm nay.

Ngược dòng thời gian được biết, từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945, địa lý và các đơn vị hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi. Năm 1953, Yên Bái thộc Khu Tây Bắc, năm 1955 hai châu Văn Chấn và Than Uyên tách khỏi tỉnh Yên Bái chuyển về trực thuộc Khu tự trị Thái - Mèo. 

Cùng thời gian này, châu Mù Cang Chải được thành lập trên cơ sở các xã của huyện Văn Chấn, Than Uyên, Mường La. Năm 1956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sáp nhập và tỉnh Yên Bái. 

Tháng 10/1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24/12/1962, tỉnh Nghĩa Lộ (thuộc Khu tự trị Tây Bắc) chính thức được thành lập gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên. 

Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn tách ra thành lập huyện Trạm Tấu; huyện Lục Yên tách ra thành huyện Bảo Yên; huyện Trấn Yên tách ra thành lập huyện Văn Yên.

Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ II Quốc hội khóa V, quyết định bỏ cấp "khu” trong hệ thống đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, hợp nhất tỉnh Yên Bái - Nghĩa Lộ - Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 3/1/1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn đi vào hoạt động. 

Ngày 12/8/11991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tháng 9/1991, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Yên Bái gồm 23 đồng chí; Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. 

Đồng chí Tạ Hữu Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Kiều Việt Nguyên được chỉ định làm Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Công Dung làm Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngày 1/10/1991, tỉnh Yên Bái chính thức đi vào hoạt động. Thời điểm này, tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc: thị xã Yên Bái  và 7 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên.

Yên Bái nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ, có vị trí của ngõ của vùng Tây Bắc. Phía đông bắc, tỉnh Yên Bái giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lai Châu và Lào Cai. 

Khi tái lập, diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.887,7 km vuông; dân số có 658.891 người.

Sau 30 năm tái lập, tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên) với tổng số 181 xã, phường, thị trấn. Năm 2020, dân số của tỉnh là 876.041 người.

Tỉnh Yên Bái tái lập cho thấy sự phù hợp về quy mô, diện tích, khôi phục truyền thống nhân dân các dân tộc hình thành trong lịch sử. Đồng thời là điều kiện để cấp ủy chính quyền đưa ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho các vấn đề kinh tế - xã họi, chính trị, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Tuy nhiên, khi mới tái lập, Yên Bái là một trong tỉnh nghèo nhất cả nước, đất sản xuất phần lớn bác màu, địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, thiên tai thường xuyên xảy ra; kết cấu hạ tầng thấp kém; diện tích, năng suất và sản lương nông, lâm nghiệp thấp, không ổn định; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. 
Nguồn vốn đầu tư vào các ngành nghề, các vùng của tỉnh hạn chế, chưa thu được nguồn lực đầu tư từ bên ngoài; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Thời kỳ này, trên phạm vi cả nước, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra gay gắt; sản suất không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Liên Xô và Đông âu đã tăng cường chống phá cách mạng nước ta, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Những khó khăn đó đã tác động nhiều chiều, phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

30 năm tái lập, tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, tiềm lực kinh tế - xã hội được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Trải qua các đại hội, Đảng bộ tỉnh đề ra nhiều chủ trương, giải pháp toàn diện, trong đó, có những chủ trương mang tính đột phá, mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển, đưa Yên Bái từ một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp… trở thành tỉnh cơ bản thoát khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Đầu xuân Kỷ Hợi – 2019, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và lãnh đạo các bộ ngành Trung ương tới dự lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định "Yên Bái chưa bao giờ có được cơ đồ tốt đẹp như ngày nay”…

YBĐT

Tags Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Yên Bái Trạm Tấu Mù Cang Chải Văn Chấn Yên Bình Trấn Yên Văn Yên Lục Yên Than Uyên Phù Yên Khu tự trị Tây Bắc Khu tự trị Thái - Mèo

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục