Yên Bái đào tạo nghề: Số lượng phải gắn liền chất lượng

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/9/2020 | 8:12:37 AM

YênBái - Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,56% năm 2020.

Một tiết học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái. (Ảnh: Minh Huyền)
Một tiết học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái. (Ảnh: Minh Huyền)

Căn cứ chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII, HĐND tỉnh Yên Bái ban hành các nghị quyết chuyên đề với nhiều chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đầu tư nâng cấp; trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư là 1 trong số 40 trường nghề chất lượng cao của cả nước...  

Từ  triển khai đồng bộ các giải pháp, quy mô và chất lượng và hiệu quả từ đào tạo nghề của tỉnh được nâng lên một bước. Trong khoảng 53,2 vạn lao động (năm 2020), tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 63%, tăng 18% so với năm 2015, vượt 3% mục tiêu Nghị quyết. Với trên 98.000 lao động được đào tạo nghề 5 năm qua, trên 80% lao động đã kiếm được việc làm trong, ngoài tỉnh. 

Đào tạo nghề không chỉ đưa tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 69,4% năm 2015, xuống 61,9% năm 2020, từ có việc làm và thu nhập đã góp phần để GRDP bình quân đầu người của Yên Bái đến nay đạt trên 40 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015; trong đó, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 32 triệu đồng/năm, gấp 2 lần so với năm 2015. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,56% năm 2020...

Cùng đánh giá những kết quả đạt được, Dự thảo Báo cáo chính trị đã phân tích, chỉ rõ chính xác những tồn tại, hạn chế, đó là, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giai đoạn 2016 - 2020, năng suất lao động bình quân của tỉnh đạt 5,37%/năm, thấp hơn bình quân chung cả nước (5,8%/năm); giảm nghèo nhanh nhưng thiếu bền vững.… 

Những đánh giá này là rất sát thực tế, bởi theo Báo cáo đánh giá Chỉ số PCI năm 2019, chỉ có 53% doanh nghiệp Yên Bái sử dụng lao động qua đào tạo tại tỉnh; 66% doanh nghiệp đánh giá giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt và 36% doanh nghiệp đánh giá giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt. Điều này cho thấy, số lao động của chúng ta mới chỉ tập trung lao động phổ thông, chất lượng thấp, dẫn đến việc làm thấp, thiếu ổn định, năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chậm...  

Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu: GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 60 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm bình quân trên 4%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp có văn bằng, chứng chỉ đạt 40%... 

Từ nhận thức, quan điểm chỉ đạo, những kết quả đạt được, căn cứ mục tiêu, yêu cầu, đòi hỏi và xu thế phát triển, để đạt được chỉ tiêu trên, cùng với những giải pháp mà Dự thảo Báo cáo chính trị đề ra, trong nhiệm kỳ tới, vấn đề đặt ra là số lượng phải đi liền với chất lượng. 

Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ tới cần ban hành nghị quyết chuyên đề về đạo tạo nghề để các cấp, ngành, địa phương căn cứ tổ chức thực hiện. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cần tiếp tục chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống cơ sở đào tạo nghề đồng bộ với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu nhân lực trong nước, quốc tế. Quan tâm ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, đội ngũ nhân lực kỹ thuật, quản lý, quản trị doanh nghiệp. Có giải pháp thông tin, tuyên truyền, tư vấn làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề. 

Cùng đó, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đúng quy định về liên kết đào tạo nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư; tăng cường liên hệ, hỗ trợ đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, cho phép các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh tham gia liên kết ở những ngành nghề tỉnh có nhu cầu; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đào tạo, đảm bảo về chất lượng đào tạo.

Mục tiêu lớn nhất đó là, có nghề phải gắn giải quyết việc làm và có hiệu suất lao động cao; do đó, cùng với đẩy mạnh những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp… cần phát huy hơn nữa vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch và quỹ xuất khẩu lao động.

Tăng cường thông tin thị trường lao động, đặc biệt là khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của một số doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh đang thu hút nhiều lao động của tỉnh Yên Bái. Chỉ đạo tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương, giữa doanh nghiệp và các nhà trường; kết nối tốt thông tin thị trường lao động để tăng cường xuất khẩu lao động tại những thị trường tiềm năng và đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng tốt… 
Đình Tứ

Tags Yên Bái đào tạo nghề lao động nông thôn

Các tin khác
Tuổi trẻ Mù Cang Chải ra quân bê tông hóa 1,2 km đường giao thông nông thôn

Những ngày này, tuổi trẻ khắp nơi trong tỉnh đang sôi nổi với nhiều hoạt động, công trình, phần việc ý nghĩa chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Các hoạt động văn hóa - du lịch góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Yên Bái.

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 85-CTr/TU, ngày 24/9/2014.

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Cường - Phó trưởng Phòng Quản lý chăm sóc, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX.

Đó là ý kiến tham gia của ông Mai Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục