Từ Đại hội đến Đại hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/1/2021 | 8:04:11 AM

YênBái - Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, diễn ra từ ngày 3 đến 7/2/1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là đồng chí Trần Phú. Từ đó đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu các kỳ đại hội của Đảng ta:

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I:

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1935, tại Ma Cao, Trung Quốc. Dự Đại hội có 13 đại biểu chính thức. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 9 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II:

Diễn ra từ ngày 11 đến 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đại hội bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III:

Diễn ra từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội; có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV:

Diễn ra từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Hà Nội; có 1.008 đại biểu chính thức. Đại hội đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam; bổ sung Điều lệ Đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V:

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982 với sự tham dự của 1.033 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI:

Diễn ra từ ngày 15 đến 18/12/1986 tại Hà Nội với sự tham dự của 1.129 đại biểu. Đại hội lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Đảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư. 

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII:

Diễn ra từ ngày 24 đến 27/6/1991 tại Hà Nội với sự tham dự của 1.176 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 146 ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: 

Diễn ra từ ngày 28/6 đến 1/7/1996 tại Hà Nội, có 1.198 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 170 ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VIII (họp từ ngày 22 đến 29/12/1997), Ban Chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận đề nghị của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười về việc chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư; bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: 

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/4/2001 với sự tham gia của 1.168 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 150 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X:

Diễn ra từ ngày 18 đến 25/4/2006 tại Hà Nội với 1.176 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư. 

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI:

Diễn ra từ ngày 12 đến 19/1/2011 tại Hà Nội với 1.377 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 đồng chí ủy viên chính thức và 25 đồng chí ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư.

■ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII:

Diễn ra từ ngày 20 đến 28/1/2016 tại Hà Nội với sự tham dự của 1.510 đại biểu. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí ủy viên chính thức, 20 đồng chí ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư. 

B.T

Tags Đại hội XIII Đại hội đến Đại hội

Các tin khác
Đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đi dự Đại hội XIII của Đảng

Vinh dự đại diện cho hơn 58.000 đảng viên của Đảng bộ tỉnh được bầu chọn tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội XIII của Đảng, 18 đại biểu chính thức của Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái sẽ nêu cao trách nhiệm với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” đóng góp vào các hoạt động tại Đại hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tổ chức từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái dự Đại hội XIII của Đảng có tổng số 18 đại biểu. Trước thềm Đại hội, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ để nghe những chia sẻ, tâm tư của các nữ đại biểu chính thức dự Đại hội.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phục vụ y tế và đảm bảo an toàn thực phẩm tại một địa điểm lưu trú của đại biểu

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay ngành tế đã sẵn sàng các phương án y tế, đảm bảo Đại hội Đảng lần thứ XIII thành công tốt đẹp.

Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư về việc thực hiện các mục tiêu đã được Đại hội XII của Đảng xác định; vai trò, ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với tương lai phát triển của đất nước; những điểm mới nổi bật trong nội dung Văn kiện trình Đại hội XIII cũng như công tác tổ chức phục vụ để bảo đảm cho sự thành công của Đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục