Văn Chấn tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2016 | 9:53:23 AM

YBĐT - Tiến tới bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc phỏng vấn đồng chí Cao Văn Khải - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử huyện Văn Chấn về công tác chuẩn bị bầu cử của địa phương.

Lãnh đạo Ủy ban Bầu cử huyện Văn Chấn kiểm tra công tác in ấn tài liệu tuyên truyền về bầu cử.
Lãnh đạo Ủy ban Bầu cử huyện Văn Chấn kiểm tra công tác in ấn tài liệu tuyên truyền về bầu cử.

P.V: Xin đồng chí cho biết, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp của huyện Văn Chấn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được triển khai thế nào?

Đồng chí Cao Văn Khải: Công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp của huyện Văn Chấn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được cấp ủy quán triệt, triển khai, chỉ đạo kịp thời theo đúng quy định.

Trong đó, huyện đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện triển khai đầy đủ các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử ở địa phương; thành lập ban chỉ đạo công tác bầu cử từ huyện đến cơ sở; thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử theo luật định; chỉ đạo việc phân công nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo huyện; Ủy ban Bầu cử xây dựng kế hoạch tiến hành công tác bầu cử ở địa phương.

Cấp ủy huyện đã cụ thể hóa hướng dẫn việc chuẩn bị nhân sự đại biểu HĐND các cấp; điều chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 phục vụ bầu cử đại biểu HĐND huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2016 - 2021. Rà soát, sắp xếp và dự kiến bố trí đối với 14 cán bộ đang giữ chức danh phó chủ tịch UBND xã ở 14 xã, thị trấn thuộc đơn vị hành chính loại 2, loại 3.

Hiện nay, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ chỉ được bố trí 1 phó chủ tịch UBND. Đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị bầu cử được chỉ đạo thực hiện đảm bảo quy trình, kế hoạch.

P.V: Đồng chí cho biết kết quả của Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, thị trấn nhiệm kỳ 2016 - 2021? Tinh thần dân chủ đã được phát huy, thể hiện như thế nào?

Đồng chí Cao Văn Khải: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, thị trấn đã được chỉ đạo thực hiện đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND năm 2015, Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và được xác định đây là một trong các nội dung quan trọng để tiếp tục xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh theo tinh thần Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Qua đó, tinh thần dân chủ được phát huy, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của thường trực HĐND, UBND và vai trò của ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp.

Theo đó, dự kiến của thường trực HĐND các cấp về cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của các tổ chức, cơ quan, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND được các thành phần Hội nghị hiệp thương đồng thuận, nhất trí cao.

Việc điều chỉnh về cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND của Thường trực HĐND các cấp, sau đó hầu như không đáng kể. Kết quả hiệp thương đã thống nhất cấp huyện tổng số đại biểu HĐND huyện được bầu là 41; số giới thiệu ứng cử là 82.

Về cơ cấu, thành phần nữ khoảng 25-27 người, đảm bảo tỷ lệ quy định 35%; ngoài Đảng khoảng 7-8 người, đảm bảo tỷ lệ quy định không dưới 10% và khoảng 10-11 người dưới tuổi 35 để đạt tỷ lệ quy định 15%. Tỷ lệ đại biểu dân tộc thiểu số khoảng 26-27 người (phấn đấu đạt tỷ lệ 60%, bằng nhiệm kỳ 2011-2016). Khoảng 14 đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2016 tái cử, để đạt tỷ lệ quy định ít nhất là 30%.

Việc phân bổ giới thiệu người ứng cử đảm bảo cân đối, phù hợp và cơ bản (khối cơ quan, ban Đảng cấp huyện 5 người; MTTQ, các đoàn thể: 5 người; thường trực HĐND, UBND 3 người; các cơ quan chuyên môn 9 người; sự nghiệp giáo dục, y tế 1 người; doanh nghiệp, HTX 2 người; đại biểu tôn giáo 1 người; các xã, thị trấn 15 người).

Cấp xã, thị trấn, tổng số đại biểu được bầu là 814; số giới thiệu ứng cử là 1.628 về cơ bản đảm bảo yêu cầu cơ cấu, thành phần: đại biểu nữ, ngoài Đảng, tuổi trẻ, dân tộc, tỷ lệ tái cử. Việc phân bổ giới thiệu người ứng cử cơ bản đảm bảo yêu cầu cân đối, phù hợp… Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang tiến hành giới thiệu người ứng cử theo quy định.

P.V: Trong quá trình triển khai, ở Văn Chấn có những khó khăn, vướng mắc gì? Ủy ban Bầu cử huyện đã tháo gỡ ra sao?

Đồng chí Cao Văn Khải: Quá trình triển khai công tác bầu cử ở huyện Văn Chấn về cơ bản chưa có khó khăn, vướng mắc gì. Tuy vậy, dự báo có thể có một số  khó khăn phát sinh như việc tuyên truyền phổ biến thế nào để nhân dân, cử tri nắm được pháp luật về bầu cử; những vấn đề về nghiệp vụ công tác bầu cử; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử; khiếu nại về ứng cử viên; phương pháp, cách thức tuyên truyền, vận động bầu cử; việc bố trí các khu vực bỏ phiếu; các điều kiện đảm bảo cho công tác bầu cử…

Để khắc phục kịp thời khó khăn phát sinh, Ủy ban Bầu cử huyện đã có sự chủ động trong việc nắm tình hình; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tranh thủ sự giúp đỡ của Ủy ban Bầu cử tỉnh. Đồng thời, bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy huyện; chỉ đạo hoạt động của 3 tiểu ban giúp việc của Ủy ban Bầu cử huyện và phối hợp công tác của các cơ quan liên quan.

P.V: Từ nay đến Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Ủy ban Bầu cử huyện tập trung triển khai những nội dung, công việc gì?

Đồng chí Cao Văn Khải: Từ nay đến Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 (chậm nhất ngày 17/3/2016) Ủy ban Bầu cử huyện tập trung triển khai một số nội dung công việc chủ yếu sau: chỉ đạo 3 tiểu ban giúp việc bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, trọng tâm là giới thiệu, phổ biến Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND; kiểm tra, đôn đốc việc giới thiệu hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử;

ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã (đến ngày 03/3/2016 ủy ban bầu cử các cấp hoàn thành nội dung này.

Theo đó, cấp huyện có 11 đơn vị bầu cử; cấp xã có 200 đơn vị bầu cử); thành lập ban bầu cử ở các đơn vị bầu cử đại biểu HĐND huyện; chỉ đạo Ủy ban bầu cử các xã, thị trấn hoàn thành nội dung theo quy định, đồng thời thực hiện đảm bảo chế độ báo cáo theo quy định.  

P.V: Xin cảm ơn đồng chí !

Thạch Phong (thực hiện)

Các tin khác
HĐND xã Nghĩa Lợi khóa XXI đã tổ chức thành công Kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thị xã thành công tốt đẹp thể hiện niềm tin, kỳ vọng của cử tri Nghĩa Lộ đối với các đại biểu mà họ đã lựa chọn.

Quang cảnh Hội nghị

Chiều 18/6, Huyện ủy Trấn Yên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nữ cử tri trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhiệm kỳ 2021-2026, Yên Bái có 3 nữ trong số 6 đại biểu Quốc hội khóa XV, đạt 50%; 19 nữ trong tổng số 56 đại biểu HĐND tỉnh, đạt 33,93%; 102 nữ trong tổng số 298 đại biểu HĐND huyện, đạt 34,23%; 1.256 nữ trong tổng số 3.639 đi biểu HĐND xã, chiếm 34,51%.

Các đại biểu Quàng Thị Nguyệt, Hà Ánh Phượng, Triệu Thị Huyền (từ trái qua phải) trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Trong danh sách 499 đại biểu Quốc hội khóa XV có 8 đại biểu thế hệ 9X trúng cử. Yên Bái có đại biểu Triệu Thị Huyền - Viên chức Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục