Chương trình hành động của Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021-2026

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/5/2021 | 9:11:01 AM

YênBái - Được sự đồng ý của Bộ Chính trị, sự tín nhiệm của cơ quan nơi công tác và cử tri nơi cư trú giới thiệu, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đã ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc, cử tri và nhân dân Chương trình hành động của đồng chí Đỗ Đức Duy.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX trao đổi với cử tri.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX trao đổi với cử tri.


Tôi ý thức được đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao cho tôi. Nếu được cử tri tín nhiệm bầu tôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021-2026, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tích cực thực hiện, hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm với những nội dung cụ thể như sau:

1. Tiếp tục học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức, năng lực lãnh đạo quản lý; luôn giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người cán bộ, đảng viên, người đứng đầu Đảng bộ, xứng đáng là đại biểu của nhân dân. Đồng thời, thường xuyên giáo dục, nhắc nhở gia đình và người thân gương mẫu, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

2. Cùng với các thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện tốt trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội theo quy định. Tích cực tham gia đầy đủ các nội dung, chương trình các kỳ họp của Quốc hội và các hoạt động của Quốc hội. Trong đó:

2.1. Chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết của Quốc hội, góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải phóng, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương; hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, quản lý phát triển vùng, đầu tư, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, tài chính ngân sách, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội...

2.2. Tích cực thực hiện nhiệm vụ giám sát tối cao theo Chương trình giám sát của Quốc hội, chú trọng các lĩnh vực: Việc thực thi chính sách, pháp luật, các chương trình mục tiêu quốc gia; quản lý, sử dụng nguồn lực nhà nước; quản lý quy hoạch, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường…; kịp thời phản ánh đến Quốc hội và các cơ quan chức năng những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa phương và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy cao nhất hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, chương trình, đề án, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ đời sống của nhân dân.

2.3. Tích cực thảo luận, tham gia ý kiến, biểu quyết các vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước với trách nhiệm cao nhất, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân trên cơ sở cụ thể hóa, thể chế hóa và đảm bảo sự thống nhất giữa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với điều kiện thực tiễn khách quan của tỉnh, của vùng và của đất nước.

3. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật, đó là:

3.1. Chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua, quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, cũng như các nghị quyết, đề án, chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.

3.2. Thực hiện nhiệm vụ giám sát của đại biểu HĐND tỉnh theo quy định, tập trung vào những lĩnh vực mà cử tri và nhân dân quan tâm, những vấn đề thực tiễn đặt ra, có ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong tỉnh. Nhất là các cơ chế, chính sách, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; việc thực hiện Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước 5 năm và hằng năm..., đảm bảo các cơ chế, chính sách được thực hiện hiệu quả; kịp thời phát hiện những vấn đề còn khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện để kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

4. Liên hệ chặt chẽ với cử tri và nhân dân với phương châm: gần dân, trọng dân, hiểu dân, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp của Quốc hội và HĐND tỉnh theo đúng quy định; tiếp thu đầy đủ những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri để chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo, phản ánh với Quốc hội, HĐND tỉnh và chuyển đến các cơ quan chức năng giải quyết theo luật định; chịu sự giám sát của cử tri và báo cáo đầy đủ với cử tri về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân của bản thân.

5. Cùng với trách nhiệm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, tôi sẽ tích cực, chủ động nghiên cứu, quán triệt, triển khai, vận dụng, cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn của tỉnh, để cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025. Trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:

5.1. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh giai đoạn 2021-2025 .

5.2. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; xác định nông nghiệp là một trong ba trụ cột quan trọng phát triển kinh tế và phát triển kinh tế lâm nghiệp là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.

5.3. Phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Ưu tiên thu hút những ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, gắn với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh (chế biến nông, lâm sản, chế biến sâu khoáng sản, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương…).

5.4. Phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, là một trong những điểm đến hàng đầu của vùng Tây Bắc. Phát triển mạnh dịch vụ, thương mại trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thiết thực tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

5.4. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông liên kết vùng, liên vùng; hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp; hạ tầng kết nối đô thị - nông thôn, hạ tầng xây dựng nông thôn mới.

5.6. Khuyến khích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, quan tâm phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.

5.7. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, ưu tiên phát triển giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thiết thực giảm nghèo nhanh, bền vững. Phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. 

5.8. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

5.9. Lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính; tăng cường kỷ cương hành chính; xây dựng nền hành chính hiện đại, liêm chính, phục vụ nhân dân, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, cũng như đánh giá cán bộ.

5.10. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò chủ thể và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân với phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

5.11. Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

5.12. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tags Chương trình hành động Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy ứng cử đại biểu Quốc hội HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021-2026

Các tin khác
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội.

Sau khi Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan đến các gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Hội đồng bầu cử quốc gia đang xem xét tư cách ứng cử đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Giám đốc bệnh viện này.

Cử tri huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang xem tiểu sử những người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã xem xét, quyết định cho ông Nguyễn Thế Anh (tỉnh Kiên Giang) rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV.

Chương trình hành động của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 2 đều thể hiện rõ khát vọng, mong muốn được góp công sức, trí tuệ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương, đất nước. Báo Yên Bái xin trân trọng gửi tới quý vị và các bạn ý kiến của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái.

Tỉnh Yên Bái có 10 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đơn vị bầu cử số 1 có 5 ứng cử viên, trong đó có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Báo Yên Bái xin trân trọng gửi tới quý vị và các bạn những chương trình hành động, những dự định, trách nhiệm của bản thân trước vinh dự và trọng trách lớn lao của các ứng cử viên khi được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục