Đổi thay dưới chân đèo huyền thoại Lũng Lô

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/5/2019 | 7:27:54 PM

YênBái - Đèo Lũng Lô nằm trên con đường nối chiến khu Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc, tuyến giao thông huyết mạch nối cửa ngõ Tây Bắc lên chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây ghi dấu những chiến công hiển hách của một thời đã đi vào thơ ca cách mạng với “56 ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm mưa dầm cơm vắt...".

Dưới chân đèo Lũng Lô là mảnh đất quê hương cách mạng Thượng Bằng La. Cùng với quân dân cả nước trong những năm tháng giữ nước hào hùng của dân tộc, quân và dân Thượng Bằng La đã vùng lên, góp phần đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp lập nên những chiến công hiển hách.

Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, nhân dân các dân tộc Thượng Bằng La hôm nay đang phát các tiềm năng, lợi thế của địa phương, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ để nâng cao đời sống nhân dân. 

Là người con sinh ra và lớn lên ở Thượng Bằng La, anh Nguyễn Khắc Điệp ở thôn Nông Trường, luôn tự hào về truyền thống của quê hương. Quyết tâm gắn bó với quê hương, Điệp đã chọn hướng phát triển kinh tế bằng trồng cam và chăn nuôi gà, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Đến Thượng Bằng La hôm nay, một điều dễ nhận ra là sự đổi thay trong cách nghĩ, cách làm và sự năng động, sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế, xã hội đã giúp cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao. 

Đó là sự chuyển đổi canh tác cây lúa từ 1 vụ lên 2 vụ; nhân dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất và chú trọng phát triển kinh tế hộ. Xã đặc biệt khuyến khích đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa và trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao. Thượng Bằng La đã từng nổi tiếng có nhiều triệu phú, tỉ phú trồng cam với thu nhập 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng/năm mà chị Vũ Thị Lợi ở thôn Thiên Tuế là một điển hình.



Đến nay, Thượng Bằng La có nhiều hộ có thu nhập cam mỗi năm từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng 

Đến nay, sản lượng lúa cả năm của Thượng Bằng La đạt hơn 2.500 tấn, toàn xã có 500/2.000 hộ có mô hình phát triển kinh tế, chủ yếu là trồng cam, nuôi gà, lợn, trồng rừng... có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên; bình quân thu nhập đầu người đạt 34 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,3%. 

Là địa bàn bàn vùng cao nhưng xã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trên các lĩnh vực chế biến gỗ, chè, vật liệu xây dựng, nhất trang trại nuôi thỏ rộng 30 ha của Công ty Nippon Zoki Việt Nam đã giải quyết việc làm cho 80 lao động địa phương với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Thượng Bằng La đã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2016, nhiều năm liền Đảng bộ đạt "Đảng bộ trong sạch vững mạnh”. 

Những đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Bằng La hôm nay đã thể hiện sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây phát huy truyền thống vươn lên trong công cuộc đổi mới hôm nay. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Thượng Bằng La tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra.

Văn Tuấn- Đức Toàn

Tags Đèo lũng lô Thượng Bằng La Văn Chấn Yên Bái

Các tin khác
Thành phố Điện Biên Phủ ngày nay.

Nói về sự đổi thay của mảnh đất Điện Biên, không thể không kể đến mồ hôi, xương máu và trí tuệ của những chiến sỹ, những người trực tiếp viết nên trang sử hào hùng Ðiện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ với Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh.

Đó là quyết định của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh chiến dịch về thay đổi phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc".

Một tác phẩm nghệ thuật tại buổi triển lãm.

Công chúng yêu hội họa được chiêm ngưỡng 39 tác phẩm trên nhiều chất liệu khác nhau, được 27 họa sỹ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” của tác giả Ivan Cadeau.

Chiều 3-5, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức lễ ra mắt sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” và giao lưu với tác giả Ivan Cadeau (Pháp). Nhiều tài liệu quý về chiến thắng Điện Biên Phủ qua góc nhìn của người Pháp lần đầu tiên được công bố tới công chúng dịp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục