Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến hào - Bàn đạp tiến công thuận lợi

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/5/2019 | 2:10:30 PM

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để đối phó với các cứ điểm phòng ngự kiên cố của Pháp, quân ta đã thực hiện chiến thuật “vây lấn” bằng cách đào các giao thông hào thành một hệ thống siết chặt.

Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam. (Ảnh: Tư liệu)
Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam. (Ảnh: Tư liệu)

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để đối phó với các cứ điểm phòng ngự kiên cố của Pháp, quân ta đã thực hiện chiến thuật "vây lấn” bằng cách đào các giao thông hào thành một hệ thống siết chặt dần các vị trí của Pháp.

Hệ thống chiến hào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của nhiều yếu tố: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, cách đánh sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Để đập tan một cứ điểm được coi là "pháo đài bất khả chiến bại,” các chiến sỹ đã đào hàng trăm km hầm, hào chằng chịt tới sát tận khu vực đồn trú của đối phương.

Ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một trong những công việc đầu tiên của chúng là san phẳng mọi chướng ngại vật trong thung lũng Điện Biên để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn, tầm bắn hiệu quả của các loại hỏa lực; triệt phá nơi ẩn nấp để bắn tỉa và cơ động của bộ đội ta.

Việc phát quang chướng ngại vật khiến bộ đội ta muốn tiếp cận các mục tiêu của quân Pháp phải vận động qua một địa hình trống trải khoảng 200m, đây là điều kiện rất thuận lợi để quân Pháp ngăn chặn, sát thương, tiêu diệt lực lượng ta. Với những lý do như vậy, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều cho rằng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả chiến bại.”

Nắm được âm mưu của địch, để hạn chế thương vong trước hỏa lực của địch, Bộ tư lệnh chiến dịch áp dụng chiến thuật đào hào vây lấn để siết chặt vòng vây và tiếp cận dần vào các vị trí của quân Pháp.

Chien thang Dien Bien Phu: Chien hao - Ban dap tien cong thuan loi hinh anh 2

Các chiến sỹ công binh cắt hàng rào dây thép gai để mở đường cho lực lượng xung kích tấn công tiêu diệt cứ điểm 206, thuộc tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm và sân bay Mường Thanh. 

Thực hiện những yêu cầu về chiến thuật, Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ đạo xây dựng hai loại đường hào, gồm đường hào trục dùng cho việc cơ động pháo, vận chuyển thương binh, điều động bộ đội với số lượng lớn chạy một vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở phân khu trung tâm và đường hào nhỏ để bộ binh cơ động tiếp cận mục tiêu địch.

Từ những vị trí trú quân của các đơn vị, theo đường hào, cắt ngang cánh đồng Mường Thanh tiến vào vị trí tiêu diệt địch. Hai loại đường hào này đều có chiều sâu khoảng 1,7m, đáy của đường hào bộ binh rộng 0,5m, đường hào trục rộng 1,2m; dọc đường hào bộ binh có hố phòng tránh pháo, hầm trú ẩn và ụ súng để đối phó với những cuộc tiến công của quân Pháp.

Trận địa hào được xây dựng chủ yếu vào ban đêm, được ngụy trang rất kỹ và triển khai cùng một lúc trên toàn mặt trận, nên đã phân tán được sự đánh phá của hỏa lực địch. Việc đào hào, xây dựng trận địa thực sự là một cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh. Bộ đội ta phải lao động cật lực từ 14-18 giờ mỗi ngày với những công cụ đào thủ công trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và dưới làn bom, pháo của quân Pháp.

Việc xây dựng hệ thống chiến hào tiến hành chủ yếu vào ban đêm, đào đến đâu ngụy trang đến đấy và phải đồng thời triển khai trên toàn mặt trận để phân tán sự chống phá của địch. Nhưng, khi các giao thông hào của ta đã vươn dài tới hàng chục km trên cánh đồng thì không còn cách nào che mắt được kẻ thù.

Chúng dùng pháo binh và không quân bắn phá suốt ngày đêm, đưa quân ra những trận địa ở gần để san lấp và gài mìn ngăn chặn việc đào tiếp. Mỗi mét đường hào không chỉ hình thành bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của các chiến sỹ.

Trước nguy cơ "tử thần đang giơ cao lưỡi hái" trên chiến địa, Sở Chỉ huy của R.Cô-nhi tại Hà Nội, một số sỹ quan từng trải chiến trận, sau khi nghiên cứu những bức ảnh do máy bay chụp hằng ngày về sự phát triển hệ thống chiến hào của quân ta, đã liên tưởng tới thời gian tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nên họ đã lưu ý cấp trên phải chuẩn bị ngay việc đối phó.

Mệnh lệnh đó lập tức được chuyển đến Điện Biên Phủ nhưng thiếu tướng De castries đã thẳng thắn trả lời là ông ta không có chuyên gia, không có thiết bị nên không đủ khả năng làm điều đó. Có thể, viên tư lệnh chiến trường này đã cho rằng chiến thắng của chiến tranh chiến hào từ phía bên kia là điều bất khả kháng.

Qua nhiều ngày đêm liên tục vừa chiến đấu vừa đào hào, bộ đội ta đã xây dựng được hệ thống giao thông hào dài hàng trăm kilômét bao vây, siết chặt các cứ điểm địch ở Điện Biên Phủ. Hệ thống giao thông hào như chiếc thòng lọng từng ngày, từng tháng thít chặt quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Dưới giao thông hào, quân ta có thể kéo pháo và vũ khí. Và nhờ có hệ thống giao thông đặc biệt này được bảo vệ tuyệt đối bí mật, bộ đội ta đã vượt qua hàng rào lửa của kẻ địch, để đưa khối bộc phá nặng gần ngàn cân vào sát với nơi đồn trú của quân Pháp ở bên kia quả đồi.

Tiếng nổ của khối bộc phá đã là hiệu lệnh tổng công kích đợt cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Với chiến thuật đào hào vây lấn, quân ta không chỉ đã khắc phục được địa hình trống trải mà còn từng bước áp sát địch, có điều kiện sử dụng hỏa lực bắn gần tiêu diệt lô cốt địch. Hệ thống chiến hào đã thực sự trở thành bàn đạp tiến công vô cùng thuận lợi, góp phần quan trọng vào Chiến thắng Điện Biên Phủ.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đọc diễn văn tại buổi lễ.

Hàng nghìn người dân và du khách náo nức chào đón đoàn diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 110 năm lập tỉnh Điện Biên, 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ.  (Ảnh: Tư liệu)

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta có nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có nhiều khó khăn to lớn nhất định phải vượt qua mới đi tới toàn thắng.

Một tiết mục văn nghệ.

Đó là tên chương trình nghệ thuật kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức tối 5-5, tại Quảng trường 7-5, tỉnh Điện Biên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Chiến trường xưa - 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 4/2004).

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 là thắng lợi lớn nhất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tròn 65 năm qua (7/5/1954 - 7/5/2019), chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi to lớn tạo nên bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục