YênBái - Chiều 6/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp tổ chức buổi họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
|
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng chủ trì cuộc họp báo thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí về công tác phối hợp tổ chức Hội thảo.
|
Dự và chủ trì họp báo có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Viện Lịch sử Quân sự; Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng; Vụ Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Trung ương… và đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái. Trên 30 cơ quan báo chí trong và ngoài Quân đội tham dự họp báo.
Hội thảo khoa học với chủ đề "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm” là cuộc hội thảo được tổ chức cấp quốc gia, dưới sự đồng chủ trì của Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái.
Hội thảo nhằm mục đích khẳng định, làm rõ tầm nhìn chiến lược, chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khả năng điều hành chiến tranh linh hoạt, sáng tạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh khi quyết định mở chiến dịch giải phóng Tây Bắc năm 1952; vai trò, đóng góp của lực lượng vũ trang, nhân dân cả nước, của đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc, trực tiếp là quân và dân tỉnh Yên Bái; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, đúc rút những bài học kinh nghiệm và bài học lịch sử về lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược, sự phát triển của nghệ thuật quân sự; vận dụng, phát huy vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay; nhìn nhận, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của Đảng bộ, quân và dân các tỉnh Tây Bắc nói chung, của tỉnh Yên Bái nói riêng sau 70 năm chiến thắng Tây Bắc…
Tại họp báo, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương, Quân đội và địa phương đã nêu những câu hỏi về công tác chuẩn bị Hội thảo; những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Yên Bái đạt được sau 70 năm chiến thắng Tây Bắc; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn mới…
Quang cảnh buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn đã thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về công tác phối hợp tổ chức; về chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Yên Bái với công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện Hội thảo. Cụ thể: xây dựng kế hoạch, đề cương tuyên truyền; chương trình lễ dâng hương Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh; chương trình thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Yên Bái; xây dựng 31 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh…
Hội thảo khoa học "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm” sẽ diễn ra vào ngày 14/10/2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Thiên Cầm
Tags
Yên Bái
Chiến thắng Tây Bắc
lịch sử
bài học
kinh nghiệm
Ngày 15/8/1997, nhà văn Hà Lâm Kỳ cùng mấy anh em làm công việc sưu tầm văn hóa - lịch sử vinh dự được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để ghi lại những câu chuyện về Chiến dịch Tây Bắc. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này!
Chiến thắng Nghĩa Lộ đã mở toang cánh cửa để lực lượng của ta tiến vào Tây Bắc, tạo thế và đà cho Chiến dịch Tây Bắc toàn thắng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Góp phần làm nên chiến thắng ấy là những người dân hết lòng với cách mạng. Và trong cuộc sống hôm nay, với niềm tự hào về truyền thống lịch sử và tình yêu với mảnh đất này, họ tiếp tục góp sức vào xây dựng quê hương theo những cách riêng của mình.
Chiến thắng Tây Bắc năm 1952 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giải phóng một vùng chiến lược, phần lớn đồng bào Tây Bắc thoát khỏi ách thống trị của giặc Pháp mà còn xóa bỏ sự uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ phía Tây.
Nghĩa Lộ là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng thuộc vùng cửa ngõ phía Đông đi vào vùng Tây Bắc của Tổ quốc, một địa danh không những có truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét mà còn có truyền thống yêu nước và cách mạng.