Thành phố Yên Bái tổ chức Lễ gắn biển Di tích lịch sử cấp quốc gia Bến Âu Lâu

  • Cập nhật: Chủ nhật, 5/5/2024 | 12:36:45 PM

YênBái - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay - 5/5, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ gắn biển Di tích Lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Đức Minh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành và đông đảo nhân dân thành phố Yên Bái.

Di tích Lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu là nơi ghi dấu một thời cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân dân Pháp của quân và dân Yên Bái cũng như của dân tộc Việt Nam. Bến Âu Lâu khi đó là con đường duy nhất đi vào khu vực phía Tây, trấn giữ vị trí rất quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Từ nơi chỉ là một bến đò nhỏ qua lại của người dân đôi bờ, dần dần trở thành điểm nối lớn nhất và thuận tiện nhất với miền Tây Yên Bái nói riêng và Tây Bắc Tổ quốc nói chung. 

Trong thời kỳ từ 1930 đến 1945, Bến Âu Lâu là nơi qua lại hoạt động của những nhà yêu nước và chiến sỹ cách mạng gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước vùng Yên Bái, địa điểm đưa đón bí mật các cán bộ cách mạng qua lại chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương. 

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây càng trở nên trọng yếu bởi Bến Âu Lâu là nơi duy nhất có thể vận chuyển được các loại vũ khí hạng nặng như: pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe ô tô chở đạn dược, khí tài.... Vì vậy, nơi đây được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực để gồng mình chống đỡ những trận bom mà vẫn chuyên chở hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và con người ùn ùn vượt sông Hồng tham gia Chiến dịch Lý Thường Kiệt (năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Nghĩa Lộ (năm 1952) và đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam. 


Chương trình nghệ thuật được tái hiện tại Bến Âu Lâu lịch sử.

Trong những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Bến Âu Lâu đã hứng chịu rất nhiều bom đạn của kẻ thù mà vẫn đều đều vận chuyển con người và hàng hóa phục vụ tiền tuyến, "tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Bến Âu Lâu đã chuyên chở gần 200 nghìn lượt ô tô, xe pháo các loạt, hàng chục triệu tấn hàng hóa và hàng triệu người qua lại, góp sức cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 

Với những dấu ấn lịch sử của mình, tỉnh Yên Bái đã cho xây dựng tượng đài "Bến Âu Lâu lịch sử” - biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất, chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta trong những năm tháng lịch sử oai hùng đó. 

Ngày 07/8/2012, Bến Âu Lâu đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Từ đó đến nay, Di tích Bến Âu Lâu luôn được các thế hệ người dân Yên Bái trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị. 


Các đại biểu thực hiện nghi lễ gắn biển Di tích lịch sử cấp Quốc gia Bến Âu Lâu.


Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu.

Để tiếp tục phát huy và gìn giữ giá trị lịch sử của Di tích bến Âu Lâu, UBND tỉnh Yên Bái đã giao UBND thành phố triển khai Dự án Đầu tư, tu bổ và tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Bến Âu Lâu gắn với chỉnh trang đô thị. Dự án được thực hiện với các hạng mục như: kè bảo vệ, sân bậc tam cấp, mở rộng khuôn viên cảnh quan, đường dạo, xây dựng bức phù điêu, biển Di tích Bến Âu Lâu, bốt gác, đường xuống bến, sân bến và nhiều hạng mục khác. Đến nay, Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, là điểm đến ý nghĩa, "địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Lễ gắn biển Di tích lịch sử quốc gia Bến Âu Lâu là dịp tuyên truyền, giáo dục truyền thống kiên cường đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước của cha ông cho các thế hệ mai sau. Nơi đây đã và đang trở thành "địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; từ đó, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Thu Trang - Mạnh Cường

Tags Thành phố Yên Bái di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu

Các tin khác
Du khách tham quan triển lãm

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm chuyên đề: “Điện Biên Phủ-Quyết chiến, quyết thắng”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban tổ chức trao giải Nhất cuộc thi

Ban tổ chức nhận được trên 422.500 bài dự thi của thiếu nhi gửi về từ 63 tỉnh, thành trên cả nước tham gia cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.

Lượng khách tấp nập ghé thăm các di tích lịch sử ở thành phố Điện Biên Phủ.

Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của Điện Biên từ đầu năm đến nay đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ ngày 30/4 - 7/5, tỉnh Điện Biên đón hơn 370.000 lượt khách du lịch, doanh thu trên 390 tỷ đồng.

Khối hồng kỳ do các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 đảm nhiệm diễu hành qua lễ đài tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trong không khí thiêng liêng xúc động và tự hào của cả dân tộc sáng 7/5 vừa qua tại tỉnh Điện Biên, khối hồng kỳ - "biểu tượng của sức mạnh đất nước Việt Nam" đã diễu qua lễ đài với những lá cờ đỏ tung bay trong gió như những ngọn lửa rực cháy, mang theo khí thế hào hùng của chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Vinh dự "tạo nên" khối hồng kỳ ấy là các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn anh hùng 174, Sư đoàn 316 đóng quân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục