Sôi nổi Lễ hội đua thuyền trên hồ Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/11/2017 | 6:05:53 PM

YênBái - YBĐT – Là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà năm 2017, Lễ hội Đua thuyền trên hồ Thác Bà với chủ đề "Âm vang hồ Thác” là điểm nhấn, hoạt động được mong chờ, hứa hẹn hồi hộp nhất với hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham gia trong chiều nay (11/11).


Đây là lần thứ hai anh Nguyễn Văn Quỳnh đại diện cho thị trấn Thác Bà tham gia Lễ hội đua thuyền trên hồ Thác Bà. Là người đã từng gắn bó với những chiếc thuyền lênh đênh trên hồ đánh bắt cá, tôm 12 năm nay nên hơn ai hết, anh hiểu được cuộc sống và tâm niệm của người dân nơi đây là ai giỏi chèo thuyền sẽ là người có khả năng chinh phục sông nước và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. 




Các vận động viên quyết liệt trên đường đua

Còn anh Trần Thế Tùng lần đầu tiên đại diện người dân vùng hồ xã Hán Đà tham gia Lế hội đua thuyền năm nay tỏ ra rất tự tin, phấn khởi, quyết tâm giành thành tích cao.

Là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Bưởi Đại Minh và Đua thuyền trên hồ Thác Bà năm 2017, Lễ hội Đua thuyền trên hồ Thác Bà với chủ đề "Âm vang hồ Thác” là một trong những điểm nhấn, hoạt động được mong chờ, hứa hẹn hồi hộp nhất với hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham gia trong chiều nay (11/11).

 Lễ hội được diễn ra tại bến ca nô thuộc khu phố 7, thị trấn Thác Bà với sự tham gia của 66 đội, tranh tài ở 3 nội dung: đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

Những người giỏi chèo thuyền là người có khả năng chinh phục sông nước và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Thế nên, Lễ hội đua thuyền lần thứ 2 được huyện Yên Bình tổ chức không chỉ là dịp để quảng bá những tiềm năng, thế mạnh và các sản vật địa phương mà còn thể hiện đặc sắc một nét sinh hoạt rất đời thường của những người dân hồn hậu, chất phác và mến khách vùng quê Đông Hồ Thác Bà.

Lễ hội diễn ra trong mùa nước dâng cao nên huyện Yên Bình đã chỉ đạo sắp xếp, bố trí khuôn viên, áo phao, đội cứu hộ đảm bảo an toàn cho các vận động viên tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn chấn và vô cùng hào hứng.

Lễ hội kết thúc với nhiều phần thưởng được xướng tên, nhưng các vận động viên cũng như nhiều người dân trong vùng Đông Hồ không đặt nặng thành tích mà xem đây là cơ hội để được giao lưu, học hỏi, góp phần thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng cùng xây dựng đời sống mới. Đồng thời là cơ hội để quảng bá hình ảnh, con người, mảnh đất và những tiềm năng, thế mạnh của người dân vùng Đông Hồ nói riêng và huyện Yên Bình nói chung đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh.

Một số hình ảnh tại Lễ hội Đua thuyền trên hồ Thác Bà năm 2017:





Các vận động viên nam, nữ chuẩn bị trước giờ đua





Các vận động viên kiểm tra thuyền trước giờ tranh tài.



Quyết liệt và bám đuổi trên đường đua xanh





Cổ động viên và khán giả cổ vũ, theo dõi Lễ hội .


Văn Tuấn - Đức Toàn

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục