Mù Cang Chải phát triển du lịch cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/9/2022 | 8:28:11 AM

YênBái - Năm 2018, tờ báo nổi tiếng của Anh Telegraph đã công bố 12 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Trong đó, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là một trong hai đại diện của Việt Nam được lọt vào danh sách này. Đây là điều kiện để huyện phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

Du khách trải nghiệm các cung đường quanh ruộng bậc thang bằng xe địa hình ATV.
Du khách trải nghiệm các cung đường quanh ruộng bậc thang bằng xe địa hình ATV.

Với tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng, mô hình homestay Hello Mù Cang Chải của vợ chồng Giàng A Dê nằm chót vót giữa ngọn đồi cao trên địa bàn xã La Pán Tẩn. Phóng tầm mắt từ đây có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh La Pán Tẩn, một kiệt tác từ bàn tay lao động của con người. 


Giàng A Dê mở các lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trên địa bàn với giáo viên là du khách nước ngoài đến ở homestay. Đổi lại, A Dê mời du khách thưởng thức các món ăn bản địa, dẫn họ tham quan đời sống thường ngày của người Mông. 

Giàng A Dê chia sẻ: "Làm du lịch cộng đồng là phải gắn với cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán của dân tộc mình. Đưa du khách đi trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của bà con như tham gia cày cấy, gặt lúa, hái sơn tra…”. 

Bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn là một trong những bản được chọn làm điểm để xây dựng du lịch cộng đồng. Người dân xác định mỗi du khách ghé qua bản là một khách hàng tiềm năng. Bởi vậy, mọi người đến đây đều được người dân chào đón bằng nụ cười thân thiện và mến khách. 

Chị Vàng Thị Lỳ chia sẻ: "Ngay từ lúc làm du lịch cộng đồng, mình đã xác định đưa những giá trị văn hóa của người Mông như làm nương, đám cưới, lễ hội, dệt vải, nhuộm chàm... giới thiệu đến du khách. Do đó, trong phòng ngủ của du khách, mình trang trí chăn ga, gối, đệm bằng thổ cẩm của người Mông để du khách cảm nhận rõ nét văn hóa của đồng bào nơi đây”. 

Ngoài La Pán Tẩn, du khách có thể đến với bản Lìm Thái, bản Tà Sung, xã Cao Phạ; bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt; bản Thái tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải... để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình dị và hòa mình cùng thiên nhiên, bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây. 

Hiện nay, Mù Cang Chải có 104 cơ sở lưu trú, trong đó có 79 cơ sở homestay với gần 520 phòng, sức chứa trên 2.600 khách/đêm. Giá phòng ngày thường dao động khoảng 300.000 đồng/phòng/đêm; ngày lễ, cuối tuần 400.000 - 500.000 đồng/phòng/đêm. 

Đối với dịch vụ nghỉ cộng đồng tại các homestay giá dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/người/đêm. Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh với các hình thức đa dạng như: du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng... 

Chỉ tính riêng trong tháng 8/2022, huyện đón 27.300 lượt du khách, doanh thu đạt 19,1 tỷ đồng. 8 tháng của năm đã có gần 141.400 lượt khách đến huyện, doanh thu đạt 104,66 tỷ đồng.

Nhằm phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, huyện tập trung xây dựng các loại hình du lịch tại nhiều địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Nậm Khắt, Khau Phạ, Kim Nọi, Mồ Dề… 

Tháng 7 vừa qua, huyện đã phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải. Đồ án xác định 5 tiểu vùng phát triển, bao gồm: Trung tâm dịch vụ đô thị tại thị trấn Mù Cang Chải, xã Kim Nọi; vùng kinh tế năng lượng tại xã Hồ Bốn, xã Lao Chải, xã Khao Mang; vùng bảo tồn đa dạng sinh học và dự trữ sinh quyển tại xã Chế Tạo; vùng trọng điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tự nhiên xã La Pán Tẩn, xã Dế Xu Phình, xã Púng Luông, xã Nậm Khắt, xã Cao Phạ; vùng kinh tế nông - lâm nghiệp đặc sản tại xã Mồ Dề, xã Chế Cu Nha, xã Nậm Có. 

Mỗi tiểu vùng đều được xác định cụ thể về quy mô, tính chất, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và danh mục dự án chiến lược đi kèm. Cùng với đó, huyện tích cực đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, nâng cao chất lượng, hình ảnh du lịch Mù Cang Chải để nhiều người biết và trực tiếp đến tham quan, trải nghiệm. 

 Hồng Duyên

Tags Mù Cang Chải du lịch cộng đồng homestay Chế Cu Nha xã Nậm Có La Pán Tẩn ruộng bậc thang sơn tra

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục