Yên Bái: Bệnh viện tuyến đầu sẵn sàng ứng phó

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/2/2020 | 8:03:49 AM

YênBái - Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã xây dựng kịch bản cụ thể cùng các biện pháp chủ động chống dich; chuẩn bị các khu khám sàng lọc và điều trị cách ly tại Khoa Truyền nhiễm đối với các bệnh nhân có dấu hiệu nghi nhiễm, với cơ số 50 giường bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Đứng trước nguy cơ diễn biến của dịch bệnh Covid-19, là bệnh viện tuyến đầu của tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã xây dựng kịch bản cụ thể cùng các biện pháp chủ động chung sức cùng ngành y tế và các địa phương ứng phó, ngăn chặn bệnh dịch Covid-19. Tìm hiểu vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Trần Lan Anh – Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:

P.V: Là một trong hai cơ sở y tế của tỉnh Yên Bái có đủ điều kiện điều trị Covid-19, xin bác sĩ cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái hiện đã chuẩn bị các điều kiện như thế nào để ứng phó với dịch bệnh này?

Bác sĩ Trần Lan Anh: Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "Chống dịch như chống giặc”, là đơn vị y tế hàng đầu của tỉnh, Bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo đúng các phương án, tình huống mà tỉnh đặt ra trong bối cảnh chưa có ca bệnh xuất hiện trên địa bàn; có ca bệnh hoặc nhiều ca bệnh xuất hiện trên địa bàn và tình huống vượt khả năng đáp ứng. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bệnh viện đã nhanh chóng được thành lập, đồng thời thành lập Đội phản ứng nhanh, Đội điều trị bệnh Covid-19. 

Cùng đó, Bệnh viện đã tổ chức tập huấn chẩn đoán, điều trị, dự phòng và hướng dẫn thực hiện các phương tiện phòng hộ tại cơ sở y tế cho 100% cán bộ, nhân viên; tập huấn kỹ cho nhân viên Công ty Vệ sinh công nghiệp về quy trình sử dụng hóa chất khử khuẩn, tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. 

Bệnh viện Đa khoa Yên Bái đã phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức tập huấn trực tuyến về chẩn đoán, điều trị và dự phòng, cách phân luồng bệnh nhân, cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ, nhân viên. Bệnh viện đã cử 12 cán bộ tham gia tập huấn trực tuyến về phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Y tế tổ chức. 

Hiện nay, Bệnh viện đã chuẩn bị các khu khám sàng lọc và điều trị cách ly tại Khoa Truyền nhiễm đối với các bệnh nhân có dấu hiệu nghi nhiễm, với cơ số 50 giường bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bố trí 1 máy thở, 1 máy X-quang di động tại Khoa Truyền nhiễm để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ca bệnh. Thực hiện khám sàng lọc đối tượng nguy cơ ngay từ Khoa Khám bệnh để đưa về Khoa Truyền nhiễm khám điều trị. 

Về dịch truyền, kháng sinh và thuốc điều trị cơ bản đáp ứng yêu cầu cho công tác điều trị dịch ban đầu. Tại các khoa, tổ chức truyền thông cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Chuẩn bị đầy đủ trang bị phòng hộ, cấp phát khẩu trang, dung dịch sát khuẩn nhanh, dung dịch súc miệng cho nhân viên y tế toàn bệnh viện. Cấp phát miễn phí khẩu trang cho ca bệnh nghi ngờ nhiễm sau khi sàng lọc nhanh tại Khoa Khám bệnh và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng khẩu trang đúng cách. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo dịch hàng ngày theo quy định của Sở Y tế. 

Với tinh thần sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh của cơ sở y tế tuyến đầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng kịp thời hỗ trợ, bố trí 1 kíp phản ứng nhanh hỗ trợ vận chuyển 3 ca bệnh nghi ngờ nhiễm Covid-19 tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải về Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ theo dõi điều trị.

P.V: Việc xác định bệnh nhân nhiễm Covid-19 được thực hiện tại Bệnh viện như thế nào, thưa bác sĩ? Trên cơ sở những điều kiện hiện có, bác sĩ có khuyến cáo gì đối với người dân trước tình hình bệnh dịch hiện nay?

Bác sĩ Trần Lan Anh: Việc xác định ca bệnh tại Bệnh viện được thực hiện như sau: Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu thực hiện sàng lọc ca bệnh sốt, ho và có tiền sử dịch tễ. Trường hợp nghi nhiễm sẽ được đưa đến phòng khám cách ly tại Khoa Truyền nhiễm để khám, sàng lọc. Trong trường hợp bệnh nhân xác định không phải mắc Covid-19 sẽ được kê đơn hoặc đưa vào viện điều trị nội trú như các bệnh thường gặp. 

Trường hợp nghi mắc Covid-19, người bệnh được lấy máu xét nghiệm, chụp X-quang phổi, phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm xác định chẩn đoán. Người bệnh được đưa vào phòng cách ly theo dõi điều trị ca bệnh nghi nhiễm Covid-19. 

Tại đây, Bệnh viện phân công các kíp bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp theo dõi, điều trị các ca bệnh nghi mắc Covid-19 tại Khoa Truyền nhiễm. Nếu kết quả dương tính thì người bệnh được chuyển vào phòng điều trị cách ly tuyệt đối của bệnh viện để điều trị, theo dõi cho đến khi bệnh nhân khỏi hẳn, xuất viện.
 
Tại Yên Bái, với 2 cơ sở y tế của tỉnh có đủ điều kiện điều trị Covid-19 là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, người dân có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh. Chúng tôi khuyến cáo người dân trong tỉnh, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19, hoặc nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi có các biểu hiện bệnh, hãy đến 2 cơ sở y tế trên hoặc đến tuyến y tế cơ sở gần nhất để được khám và điều trị kịp thời!  

P.VXin cảm ơn bác sĩ!

Minh Thúy (thực hiện)

Tags Yên Bái Bệnh viện Đa khoa

Các tin khác
Đại diện chương trình ITLS của Hoa Kỳ trao chứng nhận cho Trung tâm ITLS của Việt Nam và kỷ niệm chương tặng các cá nhân tiêu biểu.

Việc ra mắt Trung tâm góp phần nâng tầm vị thế quốc tế của Việt Nam trong công tác huấn luyện cấp cứu chấn thương đạt chuẩn quốc tế.

Hội chứng bỏng rát miệng tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có thể do bệnh tuyến giáp.

Đột quỵ não khi thức dậy là loại đột quỵ xảy ra ngay sau khi bạn thức dậy sau giấc ngủ. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh.

Nigeria đã trở thành

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 12/4 cho biết Nigeria đã trở thành "quốc gia đầu tiên trên thế giới" đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine "mang tính cách mạng" mới chống lại bệnh viêm màng não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục