Theo đó, tại tỉnh Yên Bái đến ngày 16/3 chưa phát hiện trường hợp nhiễm Covid - 19. Tổng số trường hợp nghi ngờ, được theo dõi, cách ly điều trị là 20 người (7 người Trung Quốc và 13 người Việt Nam) ở 5 địa phương gồm huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái. Tất cả 20 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, còn 2 trường hợp xét nghiệm lần 1 âm tính, đang được điều trị cách ly tại bệnh viện.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh tại tỉnh Yên Bái là rất lớn. UBND tỉnh có Kế hoạch ứng phó chi tiết của "Tình huống 2” khi có trường hợp bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh với các hoạt động cụ thể: công tác chỉ đạo, định hướng thông tin; cách ly, điều trị bệnh nhân; tổ chức thực hiện xét nghiệm; xử lý ổ dịch; tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng dân cư.
Sau đây là nội dung Kế hoạch:
Ngày 31/01/2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; Công văn số 2117/-CV/TƯ ngày 09/3/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, để chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó chi tiết của "Tình huống 2" - Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh khi có trường hợp nhiễm vi rút COVID-19 đầu tiên xâm nhập vào địa bàn tỉnh Yên Bái, Cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Trên thế giới, tính đến 14h00 ngày 16/3/2020, thế giới đã ghi nhận tổng số 169.609 trường hợp nhiễm vi rút COVID-19, trong đó có 6.518 người đã tử vong. Dịch bệnh đang tăng nhanh, lan rộng tại 157 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, tính đến 14h00 ngày 16/3/2020, đã có 57 người nhiễm vi rút COVID-19, trong đó 16 người nhiễm vi rút đã điều trị khỏi hoàn toàn. Từ 06/3/2020 đến 16/3/2020, đã xuất hiện thêm 41 trường hợp nhiễm vi rút tại 12 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tại hai địa phương gần Yên Bái là Hà Nội có 12 ca, Lào Cai có 02 ca.
Tại tỉnh Yên Bái, đến ngày 16/3/2020, chưa phát hiện các trường họp nhiễm vi rút COV1D-19. Tổng sô trrường hợp nghi ngờ, được theo dõi, cách ly điều trị là 20 người (07 người Trung Quốc và 13 người Việt Nam) ở 5 địa phương gồm huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái. Tất cả 20 trường hợp đã có kêt quả xét nghiệm âm tính, trong đó loại trừ nguyên nhân nhiễm vi rút COVID-19 và đã ra viện là 18 người, còn 02 trường hợp xét nghiệm lần 1 âm tính, đang được điều trị cách ly tại bệnh viện.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh tại tỉnh Yên Bái là rất lớn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHÓNG DỊCH BỆNH KHI XUẤT HIỆN TRƯỜNG HỢP BỆNH XÂM NHẬP VÀO ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công tác chỉ đạo, định hướng thông tin
- Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh tổ chức họp khẩn trực tuyến để trực tiếp chỉ đạo và đề ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với phương châm: (1) Siết chặt các biện pháp như tình huống 1; (2) Ngăn chặn ngay sự lây lan từ ca bệnh đầu tiên; (3) sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch lây lan ra cộng đồng.
- Báo cáo Chính phủ, Bộ Y tế theo quy định; đề nghị Bộ Y tế công bố dịch.
- Đề nghị sự hỗ trợ trực tiếp của các tổ phản ứng nhanh, các chuyên gia từ Bộ Y tế.
- Tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí, định hướng dư luận.
- Thường trực chống dịch tại Ban Chỉ đạo tỉnh 24/24h.
2. Cách ly, điều trị bệnh nhân
- Trường hợp ca bệnh đầu tiên sẽ được điều trị tại phòng cách ly đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa tỉnh hoặc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, có máy thở sẵn sàng hoạt động; điều trị tích cực theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế; siết chặt kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm trong bệnh viện. Theo sát diễn biến của bệnh nhân, bất kể khi nào có diễn biến nặng đề xuất bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ. Chuyển tuyến đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân là người nước ngoài về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị.
- Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái và các huyện chuẩn bị sẵn sàng khu điều trị cách ly để tiếp nhận thu dung điều trị các ca bệnh nhẹ tại chỗ; phân loại các ca bệnh nặng chuyển về tuyến tỉnh.
- Mỗi cơ sở điều trị phải có tối thiểu 02 kíp điều trị thay đổi nhau và có phương án sẵn sàng bổ sung khi cần thiết.
- Khi có từ 10 bệnh nhân trở lên thì triển khai ngay bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi với quy mô 100 giường bệnh như phương án đã xác định trong Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh). Lúc này Bệnh viện Đa khoa tỉnh chỉ để điều trị các bệnh nhân nặng, phải thở máy. Các bệnh nhân khác không phải thở máy thì chuyển sang điều trị tại Bệnh viện dã chiến. Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và các Trung tâm Y tế tuyến huyện tiếp tục điều trị các bệnh nhân nhẹ theo khả năng tối đa huy động được, số còn lại chuyển về Bệnh viện dã chiến.
3. Điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần
Tiếp tục duy trì hoạt động của đội phản ứng nhanh của các đơn vị như giai đoạn 1. Trung tâm Y tế tuyến huyện nơi bệnh nhân cư trú chịu trách nhiệm Trung tâm kiểm soát bệnh tật hỗ trợ, hướng dẫn chuyên, có nhiệm vụ:
a) Khai thác tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân (đối tượng Fo) từ khi tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh (nếu có) hoặc từ khi khởi phát bệnh (ho, sốt, khó thở...) đến khi được cách ly điêu trị; ghi chép theo thứ tự thời gian, lập danh sách, vẽ sơ đồ; thông báo cho các cơ quan chức năng, các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để cùng thực hiện điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc (F1, F2, F3).
b) Với danh sách những người tiếp xúc gần bệnh nhân (đối tượng F1) thì tiên hành tiếp cận, tổ chức đưa vào cơ sở cách ly tập trung, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục cho cách ly tập trung đến hết 14 ngày; nếu kết quả xét nghiệm dương tính, lập tức đưa bệnh nhân vào bệnh viện cách ly, điều trị tại bệnh viện, chuyển thành đối tượng Fo.
c) Với danh sách những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần ở trên (đối tượng F2) thì tổ chức cách ly tại nhà. Giao nhiệm vụ cho trạm y tế tuyến xã thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà hàng ngày cho đến khi xét nghiệm của người tiếp xúc gần (F1) âm tính. Nếu kết quả xét nghiệm của người tiếp xúc gần (F1) dương tính thì lập tức chuyển những người tiếp xúc gần với nhũng ca dương tính này thành đối tượng F1 và đưa vào khu cách ly tập trung.
d) Đối với những người tiếp xúc có liên quan khác ngoài các đối tượng F1 F2 nêu trên (đối tượng F3, F4): Lập danh sách và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở... thì phải liên hệ với cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
4. Tổ chức thực hiện xét nghiệm (giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu trách nhiệm)
a) Trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm những ca bệnh đầu tiên, khi số lượng bệnh nhân còn ít (khi số lượng bệnh nhân nhiều thì các cơ sở điều trị tuyến tỉnh tuyến huyện phải tự lấy mẫu gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để xét nghiệm).
b) Thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nhanh chóng, chính xác vận chuyển mẫu bệnh phẩm về Trung ương để xét nghiệm khẳng định dương tính.
c) Tổ chức đào tạo lại, chuyển giao cho Trung tâm Y tế tuyến huyện cách thức lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
5. Xử lý ổ dịch
a) Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện cho người dân sống và sinh hoạt bình thường tại gia đình mình, không được phép ra khỏi vùng cách ly.
b) Trung tâm Y tế tuyến huyện nơi bệnh nhân cư trú chịu trách nhiệm:
- Tổ chức phun khử trùng, thanh khiết môi trường toàn bộ khu vực có liên quan đến ca bệnh theo hướng dẫn xử lý ổ dịch của Bộ Y tế.
- Hướng dẫn những thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú thường xuyên vệ sinh khử trùng nơi ở như lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng, tẩy rửa thông thường.
c) Chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương hỗ trợ người dân thực hiện công tác vệ sinh phòng, dập dịch, tạo thành phong trào trong cộng đồng.
6. Tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng dân cư
6.1.Tiếp tục duy trì các hình thức cách ly đã thực hiện trong tình huống 1. Đồng thời, khi có dấu hiệu dịch bắt đầu lây lan ra cộng đồng, có từ 01 ca lây nhiễm thứ phát trở lên thì ngay lập tức thực hiện việc khoanh vùng cách ly ổ dịch, ổ dịch là nơi (thôn, xóm, tổ, khu phố, khu du lịch, khu lưu trú, xã, phường, thị trấn...) có từ 01 ca bệnh xác định trở lên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành để thiết lập khu cách ly ổ dịch theo địa giới hành chính như sau:
a) Cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo toàn diện việc khoanh vùng cách ly khu dân cư nếu vùng cách ly trong phạm vi thôn, tổ, xóm... Nếu vùng cách ly là cấp xã thì cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện; Bí thư cấp ủy các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc cách ly, việc đảm bảo nhu yếu phẩm cung cấp cho người dân hàng ngày; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người dân vùng cách ly; đảm bảo ổn định đời sống tinh thần cho người dân vùng cách ly, không để người dân hoang mang, sợ hãi.
b) Các ngành theo chức năng nhiệm vụ sẽ tham gia như sau:
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương cấp huyện xác định vùng dân cư phải khoanh vùng cách ly, đề nghị UBND quyết định khoanh vùng cách ly trong trường hợp vùng cách ly là cấp xã; cấp ủy chính quyền cấp huyện quyết định khoanh vùng cách ly trong trường hợp vùng cách ly là thôn, tổ, xóm, khu du lịch, khu lưu trú sau khi có sự thống nhất của Sở Y tế. Trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe người dân phun khử trùng khu vực cách ly.
- Công tác lập chốt kiểm soát, canh gác, bảo đảm an ninh: Do ngành công an chỉ đạo, thực hiện, trong đó: Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo trong trường hợp vùng cách ly là cấp xã; Trưởng Công an cấp huyện chỉ đạo trong trường hợp vùng cách ly là thôn, tổ, xóm, khu du lịch, khu lưu trú.
- Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly: cấp ủy, chính quyền cấp huyện và các cơ quan chức năng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp gồm: Nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, năng lượng, xăng dầu, thuốc chữa bệnh thiết yếu; đảm bảo cung cấp điện, nước sạch, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; cung ứng các nguyên vật liệu khác như vật liệu xây dựng, vật liệu điện, nước; hỗ trợ chi phí sinh hoạt bằng tiền hoặc lương thực, thực phẩm cho người dân trong vùng cách ly phù họp với khả năng đáp ứng của địa phương. Các sở, ngành chức năng của tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ cấp ủy, chính quyên cấp huyện trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly.
- Đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân khu vực cách ly.
a) Mở rộng các điểm, khu cách ly tập trung
b) Tại các huyện, thị xã, thành phố: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cấp huyện tiến hành khảo sát, xây dựng, thiết lập mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 khu cách ly tập trung đảm bảo thu dung ít nhất cho 50 người trở lên.
c) Tại tuyến tỉnh: Giao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Sở Y tế khảo sát, xây dựng, thiết lập thêm 2 khu vực cách ly tập trung (tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ) để đảm bảo có thể thu dung khoảng 500 người cùng một thời điểm. Có phương án bổ sung nhân lực phục vụ các khu vực cách ly khi số người vào cách ly tăng đột biến. Dự kiến sử dụng trường Cao đẳng Nghề Yên Bái và Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú Miền Tây (thị xã Nghĩa Lộ) đề thiết lập các khu vực cách ly tập trung tuyến tỉnh.
7. Công tác truyền thông
a) Tiếp tục các biện pháp truyền thông như ở tình huống 1. Thông cáo báo chí hàng ngày để cung cấp thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống (tổ thông tin báo cáo). Nhắn tin trên điện thoại di động để truyền thông đến người dân.
b) Chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền mạnh mẽ để ổn định tư tưởng, không gây hoang mang, sợ hãi trong nhân dân. Triển khai công tác dân vận ở thôn, tổ, khu phố có bệnh nhân ngay lập tức để ổn định tư tưởng. Đồng thời thực hiện việc tương tác mạnh mẽ với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh.
c) Ngành y tế tăng cường nhân lực đường dây nóng để trả lời hỏi đáp theo điều kiện thực tế phát sinh.
8. Công tác hậu cần y tế
a) Giao Sở Y tế tiếp tục rà soát về cơ sở vật chất, hàng thiết bị, hóa chất, thuốc, vật tư dự trù kinh phí bổ sung cho phù hợp với tình hình dịch.
b) Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tham mưu kịp thời việc đảm bảo kinh phí để triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo tình huống này.
9. Việc điều chỉnh, bồ sung Kế hoạch
Trong quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, các kiến nghị, đề xuất của các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và diễn biến thực tế của tình hình dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh sẽ xem xét, điều chỉnh, bổ sung nội dung của Kế hoạch này cho phù hợp.
Trên đây là Kế hoạch ứng phó chi tiết của "Tình huống 2" - Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 1/01/2020 của UBND tỉnh khi có trường hợp nhiễm vi rút COVID-19 đầu tiên xâm nhập vào địa bàn tỉnh Yên Bái, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các địa phương; các sở, ngành, đơn vị có liên quan làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó, phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Đỗ Đức Duy (đã ký)
Minh Huyền