Gần 3.000 ca nhiễm nCoV mới tại Đức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/3/2020 | 8:43:07 PM

Đức thông báo thêm 2.958 ca nhiễm nCoV, nâng số ca lên 13.957 trong đó 31 người chết và giới chức cảnh báo số người chết tiếp tục tăng.

Nhân viên mặc đồ bảo hộ xách thùng đựng mẫu tại một trung tâm xét nghiệm ở Ludwigsburg, Đức ngày 14/3.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ xách thùng đựng mẫu tại một trung tâm xét nghiệm ở Ludwigsburg, Đức ngày 14/3.

"Thêm 11 người chết trong 24 giờ qua, nâng số ca tử vong vì nCoV lên 31. Sẽ có thêm người chết vì nCoV trong vài tuần tới tại Đức", Giám đốc Viện Robert Koch (RKI) Lothar Wieler nói trong cuộc họp báo hôm nay ở Berlin.

Người đứng đầu RKI, cơ quan phụ trách y tế công cộng Đức, cảnh báo Đức mới ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát Covid-19 và các bệnh viện của nước này sẽ quả tải khi số người nhiễm nCoV tăng lên.

"Sẽ có thêm nhiều người nhiễm nCoV, nhiều bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu và nhiều ca bệnh phải dùng đến máy thở. Chúng tôi sợ sẽ không đủ chỗ để đặt máy thở", Wieler nói.

Wieler kêu gọi dân Đức duy trì khoảng cách với nhau và đề nghị giới chức địa phương đưa ra các biện pháp để thực hiện điều này. "Nếu dân nước ta vẫn tiếp tục không tin và cho rằng đây là chứng cuồng loạn, đây là lần cuối cùng tôi kêu gọi mọi người mở to mắt nhìn vào thực tế. Khi mọi người làm theo những khuyến cáo được đưa ra, chúng ta mới có làm chậm tốc độ lan rộng của dịch tới mức tối đa", Wieler nói.

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo nước này đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ sau Thế chiến II khi bước vào cuộc chiến chống Covid-19. Đức đã đóng cửa các trường học và các địa điểm công cộng, yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động để ngăn Covid-19. Giới chức Đức có thể áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn để ngăn dịch khi nhiều người phớt lờ khuyến cáo và vẫn ra ngoài tụ tập.

Covid-19 khới phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 182 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 250.000 ca nhiễm, hơn 10.000 người chết và gần 90.000 người đã hồi phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố châu Âu là tâm dịch toàn cầu với hàng chục nghìn người nhiễm tại Italy, Tây Ban Nha, Đức và Pháp.

Liên minh châu Âu EU áp lệnh cấm nhập cảnh 30 ngày với người không phải công dân trong khối, một số quốc gia đóng biên hoặc thiết lập lại biện pháp kiểm soát biên giới. Giới chuyên gia nhận định những biện pháp trên khiến vật tư y tế ùn ứ tại cửa khẩu và không tới được những nơi chịu ảnh hưởng nặng như Italy, khiến khả năng đối phó khủng hoảng chung của toàn châu Âu bị suy yếu.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trong khi cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Surabaya, Đông Java, ngày 20/3/2020.

Hàng nghìn tín đồ Hồi giáo tham dự lễ ljtima Ulama (lễ đọc kinh Coran tập thể) năm 2020 khu vực châu Á tại huyện Gowa đã được đưa các khu cách ly bố trí tại nhiều địa điểm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nhấn mạnh yêu cầu dừng cấp visa cho mọi đối tượng vào Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán phải vận động, khuyến cáo bà con không về nước nếu không thực sự cần thiết. Trường hợp bà con Việt kiều, lưu học sinh có nguyện vọng thiết tha về nước thì tập hợp nhu cầu, có kế hoạch cụ thể.

Từ 0 giờ ngày 21/3, tất cả hành khách khi nhập cảnh vào Việt Nam đều phải thực hiện cách ly bắt buộc 14 ngày theo quy định

Từ 0h ngày 21/3, tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung bắt buộc 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Bộ Y tế công bố thêm 4 ca mắc COVID-19, trong đó có 1 bệnh nhân ở Hà Nội và 3 bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục