Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/3/2020 | 10:45:02 AM

Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Báo cáo với UB Thường vụ QH tại phiên họp sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khái quát lại công tác phòng chống dịch trong thời gian qua.
 
Phó Thủ tướng cho biết, trên thế giới, sáng nay số người nhiễm bệnh đã là 336.000, 14.600 ca tử vong trên 192 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân lây lan nhanh và tử vong nhiều ở một số nơi là do không khống chế được ngay từ đầu, tới khi có nhiều người mẳc bệnh thì quá tải.

Đối với châu Âu, các chuyên gia đánh giá, do cách tiếp cận khác, nên dịch đã lan rất nhanh. Đặc biệt tỷ lệ tử vong rất cao ở Italy (tỷ lệ tử vong Italy cao nhất, tiếp đến Iran, Trung Quốc).

Việc xét nghiệm cho tất cả các đối tượng nghi lây nhiễm là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời gian đầu không có kít thử, sau này có thì các nước đang phát triển không có đủ phòng xét nghiệm. Mỹ sáng nay đã dừng xét nghiệm trên diện rộng vì không đủ vật tư, thiết bị.

"Việc điều trị đến nay chưa có thuốc đặc hiệu và phác đồ điều trị chuẩn. Tất cả thông tin đều trong quá tình thử nghiệm, mò mẫm. Đặc biệt do phát triển của mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội, khủng hoảng trang thiết bị vật tư y tế đã diễn ra ở rất nhiều nước”, Phó Thủ tướng nói.

Lên phương án ứng phó với hàng nghìn ca nhiễm 

Về tình hình trong nước, ông Đam cho hay, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đáng chú ý.  Đó là việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung đột với yêu cầu giao thương, giao lưu; mạng xã hội phát triển mạnh, người dân dễ bị tác động bởi thông tin xấu độc gây hoang mang, thậm chí kích động phân biệt, chia rẽ.

Thêm vào đó là việc dịch lây lan rộng trên thế giới sẽ dẫn tới khan hiếm máy móc, trang thiết bị vật tư y tế trong khi Việt Nam chưa sản xuất được nhiều thiết bị; năng lực đội ngũ y bác sĩ (cả về số lượng và chất lượng), cơ sở vật chất trang thiết bị còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển, khó đáp ứng được yêu cầu điều trị khi có nhiều ca bệnh diễn ra cấp tập trong một thời gian ngắn…

Phó Thủ tướng cho biết, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các ngành dự báo các tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch theo các cấp độ, với tinh thần là phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi; phải tính đến tình huống xấu nhất để không xảy ra.

"Tình huống xấu nhất, chúng tôi dự tính tới 30.000 trường hợp bị nhiễm. Chúng ta vào cuộc sớm, chủ động và đưa ra giải pháp sớm hơn, cao hơn so với khuyến nghị của WHO và các nước”, ông Đam nói.

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam bước sang giai đoạn 2 (khi dịch bắt đầu lan sang châu Âu với tâm điểm là vùng Lombardy của Ý), các chuyên gia cũng đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn sẽ có hàng nghìn người mắc bệnh. Trường hợp tốt nhất có dự báo đưa ra mức 600 - 4.000 người nhiễm là bình thường, 40 - 160 ca tử vong.

Tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức vất vả 

Phó Thủ tướng cho hay, từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay, hàng chục nghìn người nhập cảnh từ các quốc gia, khu vực có dịch.

"Những người nhập cảnh này đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người Việt Nam nên mỗi khi phát hiện được 1 ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn vất vả”, ông chia sẻ.

Ông Đam lưu ý, phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và không ít rủi ro đòi hỏi công tác chống dịch phải tiếp tục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và phải có các giải pháp phù hợp với thực tiễn dịch bệnh đe dọa lây lan trong cộng đồng.
 
Kể từ ngày 20/3 khi Chính phủ, Thủ tướng đã từng bước thực hiện cơ bản kiểm soát chặt chẽ thị thực, quy định cách ly đối với người nhập cảnh từ tất cả các nước, việc kiểm soát bệnh thâm nhập từ bên ngoài bớt khó khăn hơn.

Phó Thủ tướng cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (gần 100.000 từ Hoa Kỳ và châu Âu).

Mặt khác, tới đây vẫn sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, DN) cần có hình thức, quy định cách ly phù hợp đảm bảo không lây nhiễm.
 
Trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh thì sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị.  
(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Những công dân được trở về nhà sau 14 ngày cách ly tập trung tại trường huấn luyện quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô.

So với cách đây 2 ngày, số ca nghi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam tăng thêm 448 trường hợp, cao nhất từ trước đến nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ra tuyên bố tại Berlin hôm 22/3.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, 65 tuổi, tự cách ly từ hôm 22/3 sau khi tiếp xúc với một bác sĩ nhiễm nCoV hai ngày trước.

Dược sĩ tiêm cho cô Jennifer Haller (trái) mũi tiêm đầu tiên trong thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu tính an toàn của loại vaccine tiềm năng vào ngày 16/3 tại Viện nghiên cứu y tế Kaiser Permanente Washington tại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ.

Jennifer Haller (43 tuổi) là tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine mRNA-1273 được phát triển bởi Viện sức khỏe quốc gia Mỹ và công ty Moderna.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei

Lãnh đạo Iran từ chối sự giúp đỡ của Mỹ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 dù số ca tử vong tại nước này đã tăng lên tới 1.685 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục