Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tiêm vaccine cho khoảng 300 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ dân tại nước này vào cuối tháng 6 tới, một con số tương đương với toàn bộ dân số Mỹ.
|
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021.
|
Theo TTXVN, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/1 tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới bằng 2 loại vaccine đầu tiên sản xuất tại quốc gia này.
Chiến dịch được phát động trong bối cảnh quốc này đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Chính phủ Ấn Độ cho biết chương trình được bắt đầu tại 3.006 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vaccine cho 100 người/ngày.
Một tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ khẳng định: "Chương trình dựa trên nguyên tắc tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên. Các nhân viên y tế của cả chính phủ và khu vực tư nhân sẽ được tiêm vaccine trong giai đoạn này”.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Ấn Độ sẽ dựa vào Co-WIN, một nền tảng kỹ thuật số trực tuyến do Bộ Y tế nước này phát triển để cung cấp thông tin thời gian thực về nguồn vaccine, nhiệt độ bảo quản và theo dõi những người được tiêm.
Trong thời gian tới, số lượng các địa điểm tiêm chủng sẽ tăng lên đến 5.000 và nhiều hơn trong các giai đoạn sau. Các lô vaccine đã được phân bổ cho các bang dựa trên dữ liệu về nhân viên y tế của từng bang.
Cơ quan Quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ) cũng như vaccine Covishield của Oxford/AstraZeneca (Anh). Hiện các lô Covishield và Covaxin đã được chuyển đến 12 thành phố để phục vụ đợt tiêm chủng đầu tiên.
Dự kiến, Ấn Độ sẽ ưu tiên các mũi tiêm cho 30 triệu nhân viên y tế và những nhân viên ở tuyến đầu chống dịch như nhân viên vệ sinh và an ninh. Sau đó là 270 triệu người trên 50 tuổi và những người có nguy cơ nhiễm cao do các bệnh lý nền từ trước. Theo Thủ tướng Modi, các chính trị gia không phải là những nhân viên tuyến đầu, do đó ông đã không tiêm vaccine ngay lập tức.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tiêm vaccine cho khoảng 300 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ dân tại nước này vào cuối tháng 6 tới, một con số tương đương với toàn bộ dân số Mỹ.
Các quan chức cho biết chi phí tiêm chủng cho các nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu sẽ do chính quyền trung ương chi trả.
Theo quy định về cấp phép sử dụng khẩn cấp, các vaccine ngừa COVID-19 nêu trên chỉ dành cho những người trên 18 tuổi. Hai mũi tiêm phải cách nhau ít nhất 14 ngày. Mũi thứ hai phải sử dụng cùng loại vaccine với mũi đầu tiên.
(Theo Vietnam+)
Cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Tiến sĩ Scott Gottlieb dự đoán biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Vương quốc Anh sẽ là chủng vượt trội ở Mỹ trong vài tuần nữa.
Ngày 18-1, nhiều quốc gia tiếp tục thông báo số ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 tăng lên mức kỷ lục trong vòng 1 ngày. Tính đến 6h ngày 18-1, thế giới đã ghi nhận 95.424.327 người mắc Covid-19, trong đó 2.038.499 trường hợp tử vong.
Ngày 15-1, nhân loại chứng kiến một kỷ lục u ám khác về đại dịch COVID-19: hơn 2 triệu người đã chết. Nếu 1 triệu người đầu tiên thiệt mạng trong 9 tháng thì chỉ cần 3 tháng tiếp theo đó, 1 triệu người nữa đã qua đời.
23 người đã tử vong sau khi được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên ở Na Uy. Giới chức trách cho rằng vaccine có thể gây rủi ro quá lớn đối với những người tuổi cao và bệnh nặng.