Từ 0 giờ ngày 18/2, Thái Bình đóng cửa các di tích, cơ sở tôn giáo

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/2/2021 | 7:49:05 AM

Thái Bình yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện kể từ 0 giờ ngày 18/2/2021, tạm thời đóng cửa, không đón khách tại các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh.

Cổng vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần, xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình.
Cổng vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần, xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình.

Ngày 17/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành hỏa tốc văn bản số 585 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện kể từ 0 giờ ngày 18/2/2021, tạm thời đóng cửa, không đón khách tại các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, đối với các dịch vụ ăn, uống trong các nhà hàng, khách sạn phải bố trí sắp xếp bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1m giữa người với người, 2m giữa bàn với bàn; chủ các nhà hàng, khách sạn phải công khai số lượng khách tối đa mà nhà hàng, khách sạn có thể phục vụ tại cùng thời điểm, bảo đảm không phục vụ quá 1/3 số lượng khách tối đa.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống khác (bao gồm cả ăn sáng) và các dịch vụ giải khát (bao gồm các quán cà phê, trà đá, trà chanh...), chủ các cơ sở kinh doanh, người bán hàng phải mở bán trong nhà, trong các kiốt, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1m giữa người với người, 2m giữa bàn với bàn, nghiêm cấm việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình yêu cầu tạm dừng tiếp nhận người lao động đến từ tỉnh Hải Dương cho đến khi có thông báo mới.

Người lao động đến từ địa phương khác có trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng kể từ ngày 27/1/2021 đến nay, phải thực hiện khai báo y tế và phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng kỹ thuật PCR trong vòng 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm mới tiếp nhận vào làm việc.

Chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trường xây dựng liên hệ với Trung tâm Y tế cấp huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để đăng ký, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động của đơn vị mình và chịu trách nhiệm việc tiếp nhận người lao động.

Người lao động từ tỉnh Thái Bình vào các ổ dịch đang phải phong tỏa hoặc từ vùng dịch đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu không quay trở lại tỉnh Thái Bình cho đến khi các địa phương đó kết thúc phong tỏa hoặc kết thúc giãn cách xã hội; khi trở về phải khai báo y tế ngay và thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định. 

Đối với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh; xây dựng phương án phòng, chống dịch, bố trí bộ phận thường trực đo thân nhiệt, yêu cầu khách đến làm việc đeo khẩu trang, cương quyết không cho người không đeo khẩu trang, người có biểu hiện sốt, ho, khó thở vào cơ quan; khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không đi đến những địa phương có dịch; hạn chế tối đa việc đi chúc Tết, du xuân; hạn chế đi ra tỉnh ngoài, trong trường hợp bất khả kháng phải có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình yêu cầu Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, các Tổ Tự quản nắm bắt thông tin những người từ vùng dịch và người có nguy cơ nhiễm COVID-19 về địa phương, thông báo kịp thời với cơ quan y tế; tổ chức rà soát nhanh, chính xác các trường hợp F1, F2, F3 liên quan đến các ca nhiễm COVID-19, chia sẻ ngay thông tin cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực tiếp giáp với địa bàn các tỉnh, thành phố lân cận, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với tỉnh Hải Dương.

Tỉnh tuyên truyền để người dân hạn chế di chuyển ra khỏi địa phương, nhất là đi, đến các vùng có dịch; hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám cưới, đám tang, đám giỗ, liên hoan, sinh nhật, nơi gặp mặt đông người khác; khuyến khích người dân ở nhà, làm việc, học tập trực tuyến; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch; đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quản lý nếu không bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch thì yêu cầu tạm dừng hoạt động...

Đối với Công an tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra, vào tỉnh và chỉ đạo Công an các cấp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tiếp tục tăng cường kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, kể cả xử lý hình sự đối với các vụ việc nghiêm trọng về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, từ 1/1/2021 đến nay, tại Thái Bình không có bệnh nhân COVID-19.

Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh hiện còn 224 trường hợp F1, F2 đang trong thời gian theo dõi, quản lý; còn 10 trường hợp đang cách ly tập trung, trong đó 8 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, 2 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm; 15 ca đang cách ly điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó 10 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, 5 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm...
(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Vitamin C là dưỡng chất quan trọng có nhiều lợi ích cho cơ thể.

Vitamin C được coi là dưỡng chất quan trọng với nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều vitamin C trong thời gian dài có thể gây tác động tiêu cực đến thận.

PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng loại vaccine Covid-19 nào cũng có tác dụng phụ.

PGS Dũng cho hay biến chứng TTS chỉ xảy ra ở lần tiêm đầu tiên trong vòng một tháng đầu. Ở những lần tiêm vaccine này lần thứ hai, ba, bạn không bị hội chứng TTS.

Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang điều trị cho 12 ca, trong đó có 2 ca rất nặng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục