Hơn 122,8 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới, Ấn Độ tăng kỷ lục số ca mắc mới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/3/2021 | 9:39:25 AM

Đến sáng 20/3, thế giới có trên 122,8 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 2,7 triệu người đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 122,8 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hơn 122,8 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2.

Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 30,4 triệu ca mắc và hơn 553.300 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 49.500 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này sẽ cán mốc 100 triệu liều vaccine ngay trong tuần này, nhanh hơn rất nhiều so với mục tiêu ban đầu. Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden nói rõ, Mỹ sẽ đạt mục tiêu tiêm 100 triệu liều vaccine vào ngày 9/3, chưa đầy 60 ngày kể từ khi ông nhậm chức. Còn mục tiêu đặt ra ban đầu là tiêm trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên. Hiện nay, 65% người trên 65 tuổi tại Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Brazil, tổng cộng trên 11,8 triệu người đã nhiễm bệnh, bao gồm hơn 290.300 trường hợp tử vong. Ngày 19/3, Brazil báo cáo thêm gần 83.800 trường hợp nhiễm mới.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận gần 41.000 ca mắc mới, cao nhất trong 3 tháng trở lại đây, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên hơn 11,5 triệu trường hợp. Đến nay, hơn 159.500 bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi ở quốc gia này.

Bang Maharashtra là địa phương có dịch bùng phát mạnh nhất ở Ấn Độ khi ghi nhận hơn 25.000 ca mắc mới trong ngày 19/3, chiếm 65% số ca nhiễm mới của nước này. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, mọi việc có thể diễn biến xấu hơn. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi, tất cả lãnh đạo các bang mở rộng quy mô tiêm vaccine, hoàn thành mục tiêu tiêm cho hơn 1/4 dân số Ấn Độ vào tháng 8 tới.

Hơn 122,8 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới, Ấn Độ tăng kỷ lục số ca mắc mới - Ảnh 1.

Ngày 19/3, Ấn Độ có số ca mắc mới cao nhất trong 3 tháng qua. 

Giới chức Đức nhận định, số ca mắc mới tại nước này đang tăng theo cấp số nhân, đồng thời cảnh báo khả năng phải tái siết chặt các biện pháp phong tỏa hiện hành. Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) cho biết, tốc độ lây nhiễm đang ngày càng gia tăng và với việc biến thể phát hiện ở Anh đang lây lan mạnh, Đức sẽ phải đối mặt với "những tuần khó khăn phía trước". Theo RKI, tình hình nhiều khả năng sẽ tồi tệ hơn vào dịp Lễ Phục sinh so với thời điểm trước Giáng sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Jens Spahn cảnh báo có thể ngừng nới lỏng những hạn chế trong lệnh phong tỏa hiện nay, thậm chí cần siết chặt hơn trong bối cảnh số ca lây nhiễm mới đang ngày càng tăng mạnh. Hiện Đức ghi nhận trên 2,6 triệu ca mắc và hơn 75.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19

Từ ngày 1/4, người nước ngoài nhập cảnh vào Thái Lan sẽ được rút ngắn cách ly. Đây là một biện pháp khôi phục kinh tế và ngành du lịch nước này. Theo đó, những người nhập cảnh không có giấy chứng nhận tiêm chủng hay giấy chứng nhận không mắc COVID -19 sẽ thực hiện cách ly trong vòng 10 ngày thay vì 2 tuần như hiện nay. Còn những người có hai loại giấy trên sẽ cách ly trong 7 ngày. Thời gian cách ly 14 ngày sẽ được duy trì đối với những người đến từ các khu vực xuất hiện biến thể của virus SARS-CoV-2.

Hơn 122,8 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới, Ấn Độ tăng kỷ lục số ca mắc mới - Ảnh 2.

Thái Lan rút ngắn thời gian cách ly cho người nhập cảnh. 

Bộ Y tế Philippines thông báo, số ca nhiễm mới tại nước này trong 24 giờ qua ở mức cao nhất từ trước tới nay, lên tới 7.103 người, đồng thời có thêm 13 trường hợp tử vong. Tổng số ca nhiễm ở nước này hiện là trên 648.000 ca và số người tử vong là 12.900 trường hợp. Philippines, đặc biệt là vùng thủ đô nước này, đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng cao, trong đó nhiều ca nhiễm các biến thể dễ lây lan của virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó, Indonesia cũng có thêm 6.279 ca nhiễm và 197 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là trên 1,4 triệu người và hơn 39.300 trường hợp. Hiện Indonesia vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trước tình hình trên, giới chức Indonesia đã quyết định gia hạn biện pháp hạn chế hoạt động công cộng tới ngày 5/4, đồng thời mở rộng quy mô thực hiện sang thêm 5 tỉnh. Như vậy, tổng số tỉnh đang áp dụng các biện pháp này tại Indonesia đã tăng lên thành 15 tỉnh.

Campuchia xác nhận thêm 1 trường hợp tử vong do mắc COVID-19. Bệnh nhân là nữ giới, 62 tuổi, sống ở thủ đô Phnom Penh, có các bệnh lý nền như viêm phổi, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và chứng béo phì. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia là 1.578 người, trong đó có 917 người đã bình phục và 2 ca tử vong do COVID-19.

(Theo VTV)

Các tin khác
Theo Kế hoạch, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tình Yên Bái trong thời gian bầu cử chia làm 2 phương án. Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 65-KH/BCĐ về triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn trong thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Dưới đây là toàn văn Kế hoạch:

Tính đến 18h chiều 19/3, Việt Nam ghi nhận một ca mắc mới COVID-19 được cách ly ngay sau nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Vientiane, Lào.

Chương trình tiêm chủng vaccine của Lào ưu tiên các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm cao trong khi Campuchia sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine AstraZeneca trong 15 ngày cho hơn 50.000 người.

Hải Dương thêm 3 trường hợp là các F1 tại xã Kim Đính (huyện Kim Thành) dương tính SARS-CoV-2.

Ba trường hợp vừa ghi nhận dương tính SARS-CoV-2 tại Hải Dương đều là các F1 được cách ly tập trung từ đầu tháng 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục