Hơn 1.000 nhân viên ngân hàng chết vì COVID-19 ở Ấn Độ

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/5/2021 | 3:12:16 PM

Các ngân hàng Ấn Độ đã mất hơn 1.000 nhân viên vì COVID-19 và nhiều người khác cũng đang mắc bệnh, theo một cơ quan trong ngành.

Các bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi.
Các bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi.

Con số cho thấy tác động nặng nề của dịch bệnh tại quốc gia châu Á, nơi đang chiến đấu với cuộc khủng hoảng COVID-19 tồi tệ nhất thế giới.

"Chúng tôi đã mất hơn 1.000 đồng nghiệp", S. Nagarajan, Tổng thư ký của Hiệp hội Cán bộ Ngân hàng Ấn Độ nói với Bloomberg News qua điện thoại hôm 15/5. "Nhân viên ngân hàng là nhân viên tuyến đầu và virus đang ảnh hưởng đến họ”.

Khi hơn 24 triệu người bị bệnh ở Ấn Độ và hơn 266.200 người chết, phần lớn các bang tại nước này đang trong tình trạng phong tỏa với các lệnh hạn chế nghiêm ngặt. Nhưng lĩnh vực ngân hàng được coi là một dịch vụ thiết yếu và một phần không thuộc phạm vi các lệnh phong tỏa. Trong một số trường hợp, các ngân hàng được phép huy động tới 50% nhân viên chi nhánh để tránh gián đoạn dịch vụ.

C.H. Venkatachalam, Tổng thư ký của Hiệp hội nhân viên ngân hàng toàn Ấn Độ - cơ quan lớn nhất của nhân viên ngân hàng - nói với trang moneycontrol.com rằng 1.200 nhân viên đã chết do virus. Theo Venkatachalam: "Không phải tất cả các ngân hàng đều sẵn sàng chia sẻ chi tiết và có chính sách bồi thường cho gia đình của những người thiệt mạng do virus".

Tờ Press Trust of India hôm 14/5 đưa tin rằng Debasish Panda, một quan chức cấp cao của chính phủ liên bang đã viết thư cho các nhà chức trách tiểu bang kêu gọi họ tiêm phòng COVID-19 cho nhân viên ngân hàng và nhân viên bảo hiểm trên cơ sở ưu tiên.

Ấn Độ, quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu vaccine trầm trọng, đã tiêm hơn 180 triệu mũi cho đến nay. Với tốc độ này, dự kiến sẽ mất 2,5 năm để 75% dân số nước này được tiêm đủ hai liều, theo Bloomberg.

(Theo VTC)

Các tin khác
Những hình ảnh được những người cách ly chụp tại một khu cách ly tập trung của tỉnh Yên Bái.

"Các anh là bộ đội, không phải đầu bếp. Nhiều khi ở nhà còn chưa bao giờ phải vào bếp nhưng vì dịch bệnh, vì trách nhiệm và nghĩa vụ, các anh đã cố gắng rất nhiều... Mình được ngủ, nghỉ nhưng các anh chị thì không. 21 ngày cách ly xong mình được về; nhưng các chị, nếu có thêm ca mới vào, các chị lại thêm 21 ngày nữa. Mình có con nhỏ, nhớ nhà, nhớ con; các anh chị cũng thế. Mình nhìn thấy ngày về, các anh chị thì không...". Một cách không như chờ đợi, 21 ngày trong khu cách ly, Thảo đã được trải nghiệm những ngày “sống chậm”, "sống khác" thật nhiều ý nghĩa!

Các nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đến Bắc Giang hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc suốt 9 tiếng đồng hồ liên tục.

Trong đêm 15/5, nhân viên y tế bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã về hỗ trợ Bắc Giang lấy hơn 11.000 mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Xét nghiệm cho công nhân khu công nghiệp ở Bắc Giang.

Tính đến 12 giờ ngày 16/5, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc mới COVID-19 trong 6 giờ qua; đều là ca cộng đồng. Trong đó có 5 ca tại Bệnh viện K.

Huyện Đông Anh đã có cách làm sáng tạo là khoanh vùng ổ dịch

Ngày 16/5/2021, tại Quyết định số 714/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 03 tập thể và 04 cá nhân thuộc thành phố Hà Nội đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục