Thủ tướng tặng bằng khen cho Đà Nẵng vì thành tích phòng, chống dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/5/2021 | 7:48:37 AM

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã khẳng định được vai trò, năng lực trong công tác phòng, chống dịch.

Các cán bộ CDC Đà Nẵng
Các cán bộ CDC Đà Nẵng

Tại Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 16/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã khẳng định được vai trò, năng lực trong công tác phòng, chống dịch. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai thành công việc xét nghiệm mẫu gộp 5, trở thành kinh nghiệm cho các địa phương khác.

Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, trong đợt dịch thứ hai vào năm 2020, phương pháp lấy mẫu gộp 5 đã cho thấy lợi ích thiết thực, tiết kiệm về chi phí xét nghiệm (giảm xuống còn gần 12 tỷ đồng thay vì hơn 55,4 tỷ đồng nếu xét nghiệm mẫu đơn). Theo số liệu thống kê từ ngày 8-23/8/2020, trong vòng 16 ngày, số người được lấy mẫu xét nghiệm tại thành phố Đà Nẵng là 97.103 người.

Năm 2021, bước vào đợt dịch thứ ba, trước diễn biến dịch hết sức phức tạp, phải đối mặt với áp lực xét nghiệm số lượng mẫu ngày càng tăng trong điều kiện khó khăn về nhân lực, vật lực, từ hiệu quả đã đạt được trong công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 vào các đợt dịch năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tiếp tục cải tiến phương pháp mẫu gộp nhóm 5 thành mẫu gộp nhóm 10 trong đợt dịch năm 2021.

Chỉ tính riêng số mẫu gộp que thu thập được từ ngày 8-13/5/2021 là 7.386 mẫu gộp từ 69.544 lượt người với số lượng mẫu lẻ trong mỗi nhóm từ 5 đến 10 mẫu, phần lớn là 10 mẫu lẻ/1 mẫu gộp. Như vậy, trong vòng 6 ngày, đã có 69.544 người được lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện được 8 ca dương tính trong tổng số 69.544 người.

Số lượng mẫu bệnh phẩm được gộp tối đa hiện nay đang thực hiện là 10 mẫu bệnh phẩm/ống (mẫu gộp que). Sau đó, tiến hành gộp 2 mẫu gộp que/1 mẫu gộp dung dịch. Như vậy, sau 2 lần gộp tại thời điểm lấy mẫu và sau đó gộp tại phòng xét nghiệm từ 2 mẫu đã gộp lần 1, lượng mẫu tối đa có thể xét nghiệm là 20 mẫu/phản ứng.

Với phương pháp này, ngoài việc tiết kiệm tối đa lên đến 20 lần chi phí xét nghiệm so với xét nghiệm mẫu đơn và quan trọng hơn cả là có thể đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm trong điều kiện hạn chế về trang thiết bị, nhân lực, vật lực, phát hiện nhanh các ca bệnh trong cộng đồng.

Phương pháp gộp mẫu xét nghiệm từ mẫu gộp que mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng thực hiện đã cho thấy hiệu quả cao về phòng, chống dịch và lợi ích kinh tế (thay vì chi phí hơn 39,7 tỷ đồng nếu xét nghiệm mẫu đơn thì với mẫu gộp 20, chi phí chỉ còn hơn 2,7 đồng). Ngoài tiết kiệm chi phí xét nghiệm, qua thực tiễn đã cho thấy phương pháp mẫu gộp 20 so với gộp 5 giảm ½ chi phí trang thiết bị và nhân lực.

Kể từ ngày 01/5/2021 đến nay, có gần 70 nghìn mẫu xét nghiệm đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng thực hiện với kết quả xét nghiệm phải có trong vòng 24 giờ để đáp ứng kịp với tốc độ truy vết, giám sát diện rộng. Trong số đó có ngày lên đến gần 22 nghìn mẫu.

Qua các đợt dịch từ năm 2020 đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã luôn nỗ lực không ngừng trong việc phát hiện sớm, khoanh vùng nhanh, hạn chế nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng; thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Kết quả của công tác xét nghiệm và giám sát, xử lý dịch COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã được ghi nhận, đánh giá cao.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Từ ngày 17/5, Thái Lan sẽ cho phép các nhà hàng khôi phục dịch vụ ăn uống tại thủ đô Bangkok, tuy nhiên sẽ giới hạn giờ mở cửa và số khách.

Hình ảnh nCoV được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

Chỉ trong 3 ngày, số ca nhiễm tại Công ty Hosiden, Bắc Giang, từ 12 tăng lên 158, chiếm 38% tổng số mẫu xét nghiệm. Các chuyên gia đánh giá tốc độ lây nhanh do công nhân làm việc trong môi trường kín.

Cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh được tiêm vắc-xin Covid-19.

Công đoàn ngành y tế tỉnh Yên Bái hiện đang quản lý 30 công đoàn cơ sở (CĐCS) với gần 4.000 đoàn viên. Để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Công đoàn ngành đã kịp thời có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS tích cực phối hợp với chuyên môn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trấn Yên kết thúc thời gian phong toả cụm dân cư đội 10, thôn 3B - xã Việt Cường từ 00h ngày 17/5/2021

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái chỉ đạo, các địa phương, chỉ đạo áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong bầu cử theo tinh thần Công văn 1413 của Ban chỉ đạo tỉnh ngày 16/5, nới lỏng thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Trấn Yên đã kết thúc thời gian phong tỏa tại Đội 10, thôn 3B, xã Việt Cường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục