Dân Philippines đổ xô đi tiêm trước phong tỏa, thành phố Trung Quốc thành ổ dịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/8/2021 | 1:56:59 PM

Tình trạng hỗn loạn xảy ra ở các địa điểm tiêm phòng của Philippines trong khi ở Trung Quốc, thành phố Trịnh Châu ghi nhận tới 112 ca bệnh trong đợt bùng dịch mới.

Tình trạng hỗn loạn xảy ra ở các địa điểm tiêm phòng của Philippines.
Tình trạng hỗn loạn xảy ra ở các địa điểm tiêm phòng của Philippines.

Người dân Philippines và nhiều khu vực ở Trịnh Châu của Trung Quốc bước vào đợt phong tỏa mới khi dịch bệnh lan rộng. 

Hỗn loạn tại các điểm tiêm chủng ở Philippines

Hôm 5/8, hàng nghìn người kéo tới các điểm tiêm phòng ở Manila, Philippines. Họ tranh thủ đi chích ngừa trước khi lệnh phong tỏa vùng thủ đô Manila - nơi sinh sống của 13 triệu dân có hiệu lực từ đêm 5/8. 

"Có thông tin rằng bạn sẽ không thể tới trung tâm mua sắm hay siêu thị nếu chưa được tiêm vaccine", Maricel Bacay, 59 tuổi nói. 

Bacay cho biết cô xếp hàng bên ngoài một trung tâm mua sắm ở thành phố Antipolo từ 3h sáng với hy vọng có thể được tiêm. 

Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội Philippines cho thấy dòng người vây kín các trung tâm tiêm chủng, buộc cảnh sát phải can thiệp để đảm bảo tất cả tuân thủ quy định về giãn cách. 

Philippines hiện là vùng dịch thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia với hơn 1,6 triệu ca bệnh và hơn 28.000 người chết. 

Hiện mới chỉ 9,3% trong tổng số 110 triệu dân của Philippines tiêm đủ 2 mũi vaccine. Mục tiêu của chính phủ nước này là chích ngừa đầy đủ cho 70 triệu dân trong năm nay. 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng dọa bắt giữ những người không tiêm chủng. Hồi tháng 7, ông yêu cầu các trưởng làng tại Philippines cấm những người từ chối tiêm vaccine ra khỏi nhà.

Trịnh Châu bất ngờ trở thành ổ dịch lớn ở Trung Quốc

Tính tới chiều 5/8, Trịnh Châu - thành phố vừa trải qua trận đại hồng thủy "nghìn năm có một" ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) báo cáo 112 ca COVID-19 trong đợt bùng phát dịch mới nhất. 

112 ca bệnh này bao gồm 19 trường hợp có triệu chứng và 93 người không có triệu chứng. 

Riêng trong ngày 5/8, thành phố này ghi nhận 3 ca có triệu chứng và 8 ca không triệu chứng. 

Theo ông Li Huifang - một quan chức của Trịnh Châu, vòng xét nghiệm thứ 2 trên toàn thành phố bắt đầu từ sáng 5/8 và sẽ kết thúc vào chiều 6/8. 

Chính quyền Trịnh Châu cam kết sẽ đẩy nhanh truy vết để chặn đứng nguồn lây bệnh tại địa phương càng sớm càng tốt. 

Một trong những ca bệnh khiến giới chức địa phương đau đầu nhất ở thời điểm hiện là một nữ y tá tại Bệnh viện Nhân dân số 6 ở Trịnh Châu. Cô này từng dự một lễ cưới với sự tham gia của 800 khách mời hôm 20/7. 

Bệnh viện mà Liu làm việc là cơ sở y tế được chỉ định để điều trị cho những người nước ngoài nhiễm COVID-19. Zhang Ruoshi, Phó Giám đốc Ủy ban Y tế Hà Nam cho biết trong đợt bùng phát mới này, hầu hết các trường hợp được báo cáo ở Hà Nam đều liên quan đến bệnh viện.

Tính tới 5/8, 1 khu vực ở Trịnh Châu cảnh báo nguy cơ cao về COVID-19, 21 khu vực cảnh báo nguy cơ trung bình. 

Cùng ngày, thành phố này mở rộng các khu vực phong tỏa. Tất cả người dân trong khu vực bị hạn chế chỉ được "vào chứ không được ra". 
(Theo VTC)

Các tin khác
Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 15 ngày để phòng chống dịch.

Thường trực Thành ủy Hà Nội thống nhất sẽ kéo dài thời gian giãn cách thêm 15 ngày để phòng, chống dịch COVID-19.

UBND tỉnh Khánh Hòa có công điện khẩn vào chiều 5/8 về việc tăng cường thực hiện một số giải pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh trong tình hình mới. Theo đó, Khánh Hòa sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên toàn tỉnh trong vòng 14 ngày, kể từ 0h ngày 6/8.

Cảnh vắng vẻ trên phố Myeongdong tại Seoul, Hàn Quốc, trong thời gian áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19.

Các cuộc tụ tập riêng tư hơn 2 người sau 18 giờ, kể cả trong nhà hàng, sẽ vẫn bị cấm ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận đến hết ngày 22/8 tới.

(Ảnh minh họa)

Tối 5/8 (theo giờ địa phương), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chủ trì Diễn đàn quốc tế hợp tác vaccine COVID-19 dưới hình thức trực tuyến. Ông Vương Nghị tiếp tục tái khẳng định lập trường của Trung Quốc về việc coi vaccine COVID-19 là sản phẩm công toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục