Sự hối hận muộn màng của những người không chịu tiêm vaccine

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/8/2021 | 9:32:57 AM

Không ít người từng cho rằng mình miễn nhiễm với Covid-19 và từ chối tiêm chủng. Giờ đây, họ đang phải vật lộn với hậu quả, thậm chí là trả giá bằng cả mạng sống.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một vận động viên thể hình khỏe mạnh ở Anh, một tín đồ ở Canada, một người dẫn chương trình phát thanh tại Mỹ. Điểm chung của họ là từ chối tiêm vaccine mặc dù sống ở những quốc gia có nguồn cung dồi dào. Và tất cả đều bày tỏ sự hối hận muộn màng từ trên giường bệnh sau khi mắc Covid-19, theo Washington Post.

Họ kêu gọi những người khác không phạm phải sai lầm của mình - điều có thể phải trả giá bằng cả sinh mạng.

"Đáng lẽ anh nên tiêm vaccine”, Micheal Freedy (39 tuổi) ở Las Vegas nhắn tin cho vợ mình, Jessica DuPreez, ngay trước khi anh qua đời vì Covid-19.

"Đáng lẽ anh nên tiêm ngừa Covid-19"

Mới chỉ 2 tuần trước, DuPreez chia sẻ cuộc sống của cô thật tuyệt biết bao. Cô và chồng khi đó còn đang đi nghỉ dưỡng ở San Diego, bang California, cùng các con.

"Sáng sớm 27/7, khoảng 3-4h, anh ấy đánh thức tôi trong cơn hoảng loạn. Anh bảo không thể thở được và cảm thấy có điều không ổn”, DuPreez kể lại.

Cô nhớ lại rằng chồng mình khi đó thậm chí không thể đứng nổi. Họ lập tức đến viện trong tình trạng cả hai phổi của Freedy đều bị viêm.



Michael Freedy và vợ Jessica DuPreez. 

DuPreez cho biết Freedy không phản đối việc tiêm chủng. Nhưng giống như nhiều người Mỹ còn lo ngại, ông bố 5 con muốn chờ đợi để xem vaccine ảnh hưởng như thế nào đến mọi người.

"Anh ấy chỉ mới 39 tuổi. Con cái của chúng tôi giờ đây không còn bố. Đừng nghĩ rằng "Tôi còn trẻ, căn bệnh sẽ không ảnh hưởng xấu đến tôi'", Jessica DuPreez, vợ của Freedy, nói trong nước mắt.

Hiện gia đình Freedy kêu gọi mọi người tiêm vaccine ngay để không phải trải qua mất mát như họ đang gánh chịu.

"Tôi từng nghĩ chúng tôi sẽ sống cùng nhau thêm ít nhất 30 năm nữa. Tôi không nghĩ rằng anh sẽ ra đi như vậy”, DuPreez nghẹn ngào.

Anh John Eyers sống ở thị trấn ven biển Southport tại Anh, thích đi bộ đường dài, cắm trại và chạy bộ. Người đàn ông 42 tuổi từng tham gia nhiều cuộc thử thách vận động khác nhau. Bốn tuần trước khi Eyers qua đời vì Covid-19 trong bệnh viện, anh thậm chí còn đăng tải bức ảnh đứng trên đỉnh núi xứ Wales lên Facebook.



John Eyers - 42 tuổi - vốn có thể lực rất tốt và thường xuyên tập luyện thể thao. 

Chị gái sinh đôi của anh, cô Jenny McCann, viết trên Twitter rằng John là người "khỏe mạnh nhất" mà cô từng biết. Thế nhưng, chỉ vài tuần sau, người đàn ông ấy chết trong bệnh viện do mắc Covid-19.

"Em tôi nghĩ rằng nếu có mắc Covid-19 thì cậu ấy vẫn ổn. John tưởng mình chỉ mắc bệnh nhẹ. Cậu ấy không muốn tiêm vaccine”, cô McCann chia sẻ trên Twitter.

"Bi kịch lẽ ra không xảy ra. Em trai tôi để lại mẹ cha, một người chị và con gái 19 tuổi. Hai đứa con của tôi đã mất đi người chú luôn yêu thương và chơi đùa với chúng”, McCann nói thêm. "John đã nói với một y tá ngay trước khi chết rằng cậu ấy "ước gì mình đã đi tiêm phòng”.

Ở Canada, cô Katharina Giesbrecht (33 tuổi) tin rằng mình không cần tiêm phòng vì bề trên sẽ bảo vệ cô khỏi virus.

"Ngài ấy biết điều tiếp theo sẽ xảy đến là gì, và liệu chúng ta có chết hay không", Giesbrecht nói.

Thế nhưng vào tháng 5, Giesbrecht cho biết cô nhiễm bệnh bất chấp mặc đồ bảo hộ và bảo vệ bản thân kỹ lưỡng khi ra khỏi nhà. Trong nhiều ngày, Giesbrecht lo sợ mình sẽ chết khi ngày càng khó thở và cuối cùng phải nhập vì bệnh viêm phổi.

Giờ đây, Giesbrecht đã đặt lịch tiêm vaccine và muốn khuyến khích những người còn do dự hãy làm điều tương tự.

"Đấng bề trên có lý do để ban cho chúng ta bác sĩ, và loại thuốc mà chúng ta có thể sử dụng để giúp mình cảm thấy tốt hơn", Giesbrecht cho biết.

Các nhân viên tại Trung tâm Y tế Boundary Trails, phía tây nam Winnipeg, Canada - nơi Giesbrecht được điều trị - nói với CBC hồi tháng 6 rằng gần như tất cả bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 đều chưa được tiêm chủng.



Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 đều chưa được tiêm chủng. 

Ở Tennessee, Mỹ, người dẫn chương trình phát thanh Phil Valentine phải nhập viện vào cuối tháng 7, chỉ một thời gian ngắn sau khi công khai bày tỏ sự hoài nghi về vaccine.

Gia đình của ông cho biết Valentine rơi vào tình trạng nguy kịch, và phải sử dụng tới kỹ thuật ECMO - biện pháp cuối cùng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có nồng độ oxy thấp ngay cả khi thở máy.

"Phil muốn khán giả của cậu ấy biết rằng mặc dù mình chưa bao giờ phản đối việc tiêm chủng, nhưng Phil hối tiếc vì không ủng hộ tiêm vaccine mạnh mẽ hơn, và mong có thể làm điều đó nếu được ra viện”, anh trai của Phil, Mark Valentine, viết trên Facebook, kêu gọi mọi người đi tiêm phòng.

Nghịch lý ở những nước giàu

Câu chuyện của những người qua đời sau khi từ chối tiêm chủng đã thu hút sự chú ý của công chúng ở Anh, nơi khoảng 88% người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi vaccine.

Tuy nhiên, chính phủ Anh đang cân nhắc làm thế nào để thuyết phục thêm người trẻ tuổi đi tiêm chủng, đặc biệt là khi việc tiêm cho trẻ em vấp phải nhiều tranh cãi.

Mỹ và Canada, những nước có lần lượt 58% và 70% dân số được tiêm ít nhất một liều cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự.

Covid-19 đang chia thế giới ra làm hai bức tranh: Nhiều nước giàu ra sức thuyết phục người dân tiêm vaccine, trong khi châu Phi và phần lớn châu Á phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung.

Hôm 4/8, một cuộc khảo sát của tổ chức Kaiser Family Foundation cho thấy khoảng 53% số người trưởng thành chưa tiêm chủng tại Mỹ tin rằng vaccine có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của họ hơn cả nhiễm bệnh.

Trong khi nhiều người không chịu tiêm vaccine, số ca mắc vẫn không ngừng tăng cao. Giới chức Mỹ cảnh báo các trường hợp tử vong vì Covid-19 chủ yếu nằm ở nhóm người chưa được tiêm chủng.



Một số người dân lo ngại tiêm vaccine Covid-19 có thể để lại phản ứng phụ. 

Tại Anh, cố vấn khoa học Patrick Vallance, cho biết vào tháng 7, nước này ghi nhận 60% số người nhập viện chưa được tiêm chủng.

"Tôi từng lưỡng lự và nghĩ rằng sẽ đợi một năm hoặc lâu hơn mới tiêm vaccine vì tự tin mình không gặp vấn đề gì ngay cả khi nhiễm bệnh”, Chris Downham, một người bạn của John Eyers, viết trên Facebook. "Và tôi đã sai lầm. Tôi từng chơi khúc côn cầu với John và vẫn không thể tin rằng người đàn ông khỏe nhất mà tôi biết lại qua đời vì Covid-19”.

(Theo Zing)

Các tin khác
Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Hà Nội đang kiểm soát tốt Covid-19 nhưng số ca ngoài cộng đồng vẫn còn, nên cần tiếp tục giãn cách để ngăn dịch lây lan, theo Bí thư Hà Nội.

Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 quốc gia do Bộ Thông tin và truyền thông trực tiếp điều hành

Chiều 8-8, với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 đã chính thức ra mắt, trở thành hệ thống dữ liệu và các nền tảng phòng chống dịch bệnh thống nhất, liên thông trong toàn quốc.

Ảnh minh họa

Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng nguy hiểm Lambda có khả năng kháng vaccine Covid-19, hiện đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới.

Người dân đeo khẩu trang đi dạo dọc theo sông Seine ở thủ đô Paris (Pháp), trong bối cảnh nước này tăng cường việc đeo khẩu trang như một phần của nỗ lực kiềm chế sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19.

Tính đến 6h sáng 9-8, toàn thế giới có 203.399.738 ca mắc Covid-19, trong đó có 4.306.583 trường hợp tử vong và 182.700.900 bệnh nhân đã hồi phục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục