Cảnh báo nguy hiểm từ việc sử dụng Corticoid cho F0 không đúng cách

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/8/2021 | 2:01:28 PM

"Việc dùng Corticoid bừa bãi sẽ khiến gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ".

Cảnh báo đáng lưu tâm này vừa được ThS.Bs Ngô Đức Hùng, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trên trang fanpage cá nhân. Bên dưới phần bình luận, không ít người bày tỏ sự lo lắng khi bạn bè, người thân mình cũng sử dụng loại thuốc này.

Không chỉ riêng bác sĩ Hùng, các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho rằng thực trạng lạm dụng Corticoid đang xảy ra mà người dân chưa lường hết được những hệ luỵ song hành.



"Trên mạng có những chia sẻ về việc điều trị cho bệnh nhân ở nhà những thuốc Corticoid. Corticoid là thuốc ức chế miễn dịch, có rất nhiều tác dụng phụ, vì thế nếu mình sử dụng sai thời điểm thì có nguy cơ virus bùng phát trở lại, làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân nặng hơn. Đặc biệt nó có tác dụng phụ lên tuyến đường thận, làm rối loạn đường huyết, rối loạn chuyển hóa, suy tuyến thận,…" - Ths.Bs Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay.

Thuốc Corticoid có tác dụng kháng viêm nhưng theo bác sĩ Phúc, việc điều trị ở giai đoạn sớm, khi bệnh tiến triển nhẹ là không cần thiết. Thậm chí nó còn khiến cơ thể giảm khả năng tạo kháng thể chống lại virus. Việc dùng thuốc chứa Corticoid cho bệnh nhân mắc COVID-19 cần hết sức thận trọng và đúng đối tượng.

"TP. Hồ Chí Minh cũng có những văn bản đưa ra cho những trường hợp F0 tại nhà, những trường hợp nào có thể dùng Corticoid. Tuy nhiên việc chỉ định của nó bắt buộc phải tuân thủ: chỉ sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 nặng, có suy hô hấp, SPO2 dưới 94%, bệnh nhân phải thở oxy và trong lúc đợi nhân viên y tế cho bệnh nhân nhập viện" - bác sĩ Phúc nói.

Theo một thống kê tại TP. Hồ Chí Minh, hiện có tới 80% F0 chỉ triệu chứng nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng, dễ tin vào các lời khuyên thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội có thể dẫn đến việc nôn nóng sử dụng thuốc chưa cần thiết, chưa đúng cách hay thậm chí lạm dụng. Những khuyến cáo của các bác sĩ ở trên hy vọng sẽ giúp nhiều F0 nhận thức rõ nguy cơ và tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế.

Bên cạnh những mối nguy hiểm từ việc tự dùng thuốc chứa Corticoid, hiện nay, việc lạm dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 cũng có thể gây ra những bất cập.

Không nên lạm dụng kit test nhanh COVID-19

Không quá khó để có thể tự mua được kit test nhanh COVID-19 ở bất kỳ nhà thuốc nào. Không thể phủ nhận công dụng của kit test nhanh trong việc chẩn đoán kết quả ban đầu khi nghi mắc COVID-19, tuy nhiên khi đã có thể tự mua được sẽ không tránh khỏi việc lạm dụng, thực chất kết quả của việc xét nghiệm nhanh này đánh giá được điều gì?

"Test kháng nguyên nhanh chỉ dùng cho sàng lọc, xét nghiệm ban đầu có nhiễm SARS-CoV-2 hay không, chứ không phải là khẳng định. Nó chỉ có tính chính xác cao khi bạn đang có những triệu chứng ví dụ sốt, khi nồng độ virus ở họng thải ra cao nhất, nhiễm sau từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Thường thì test kháng nguyên nhanh này 2 ngày xét nghiệm 1 lần khả năng phát hiện mới cao thì nó rất tốn kém mà không cần thiết. Mà nếu xét nghiệm dương tính thì phải xét nghiệm PCR để khẳng định, còn nếu âm thì lại chủ quan, lại dễ nhiễm. Hiện nay chúng tôi khuyên là nên đến cơ sở y tế đỡ tốn kém lại mang lại kết quả phòng bệnh tốt nhất " - PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp, Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam lý giải.

Như PGS.TS Trần Đắc Phu vừa phân tích, xét nghiệm nhanh kháng nguyên chỉ đạt hiệu quả cao khi xuất hiện những triệu chứng của COVID-19 cũng như thời điểm xét nghiệm phù hợp. Tương tự trong cộng đồng, xét nghiệm nhanh cũng cần phải có những chiến lược cụ thể, tránh việc lạm dụng có thể không mang lại hiệu quả hay thậm chí cho dữ liệu sai lệch về dịch bệnh.

Như vậy, mỗi người dân dù tự làm xét nghiệm hay tham gia xét nghiệm đại trà cũng cần phải áp dụng đúng thời điểm, đúng địa bàn và đúng đối tượng. Việc test nhanh tràn lan, tùy tiện không chỉ gây tốn kém, mà còn có thể dẫn đến tâm lý chủ quan nếu các bộ test nhanh này vẫn có xác suất cho ra kết quả "âm tính giả".

(Theo VTV)

Các tin khác
Lấy mẫu xét nghiễm cho người dân Chung cư Green City tại TP.Bắc Giang đêm 18.8

Bắc Giang vừa chính thức công bố 6 ca Covid-19 sau 1 tháng không phát hiện ca mới. Địa bàn từng là “tâm dịch” cả nước bắt đầu hạn chế tập trung đông người và đang cân nhắc giãn cách toàn TP.Bắc Giang.

Ảnh minh họa.

Đến 12h trưa nay - ngày 19/8, Yên Bái ghi nhận 7 người đi từ Hà Nội về thực hiện cách ly y tế tập trung. Lũy kế: 3.917 trường hợp (TH). Trong đó: 3.895/3.917 mẫu có kết quả âm tính.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn Hà Nội.

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 18 giờ ngày 18/8 đến 6 giờ ngày 19/8, trên địa bàn TP ghi nhận 5 ca mắc mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát, và đều đã được cách ly. Số mắc được ghi nhận tại quận Đống Đa (4), Hà Đông (1).

Phạm nhân Trại Tạm giam Công an tỉnh Yên Bái thực hiện sát khuẩn tay sau một ngày lao động.

Thời điểm này, việc ngăn chặn, không để dịch bệnh Covid-19 xâm nhập là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân, người đang bị tạm giam trở thành một trong những công việc quan trọng hàng đầu của cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Trại Tạm giam Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục