Phát hiện mới về biến chứng đông máu sau tiêm vaccine Covid-19

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/8/2021 | 2:27:10 PM

Người tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ bị đông máu cao hơn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều lần so với các bệnh nhân chưa được tiêm chủng.

Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân Covid-19 chưa được tiêm vaccine có nguy cơ bị đông máu, giảm tiểu cầu, đột quỵ trong suốt 28 ngày kể từ khi họ nhiễm virus.
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân Covid-19 chưa được tiêm vaccine có nguy cơ bị đông máu, giảm tiểu cầu, đột quỵ trong suốt 28 ngày kể từ khi họ nhiễm virus.

Các nhà nghiên cứu tại Anh vừa công bố nghiên cứu, phát hiện mới về biến chứng hiếm gặp này ở những người đã tiêm vaccine Covid-19. Đặc biệt, họ so sánh với những bệnh nhân Covid-19 chưa tiêm và một lần nữa khẳng định hiệu quả mà vaccine mang lại.

Nghiên cứu do các chuyên gia từ Đại học Oxford, Đại học Leicester, Quỹ Guys và St Thomas NHS Foundation Trust, Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm toán Quốc gia Chăm sóc Chuyên sâu, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, Đại học Cambridge, Đại học Edinburgh và Đại học Nottingham thực hiện.

So sánh các nguy cơ ở hai loại vaccine Covid-19

Tờ Bloomberg dẫn một nghiên cứu ở Anh cho thấy bệnh nhân Covid-19 phải đối mặt nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn rất nhiều so với những F0 đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca hay Pfizer. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal – BMJ).

Các tác giả dự án - sử dụng dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử ở Anh, theo dõi trên 29 triệu người đã tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer hoặc AstraZeneca từ tháng 12/2020 đến tháng 4 và khoảng 1,7 triệu F0.

Theo Guardian, nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong do đông máu và các rối loạn khác có tăng sau 28 ngày phát hiện mắc Covid-19 hoặc tiêm vaccine mũi đầu tiên. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra ở người không tiêm vaccine Covid-19 cao hơn rất nhiều lần.

Ngoài giảm tiểu cầu, hình thành cục máu đông, nghiên cứu cũng xem xét một số rủi ro khác như huyết khối xoang tĩnh mạch máu trong não (CVST), đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim...

Các tác giả vẫn khẳng định nguy cơ tăng tiểu cầu, cục máu đông trong tĩnh mạch rất hiếm gặp sau tiêm vaccine của AstraZeneca. Sau mũi đầu tiên của Pfizer, họ nhận thấy nguy cơ đông máu trong động mạch và đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn.

Dữ liệu cho thấy cứ 10 triệu người, 934 trường hợp bị giảm tiểu cầu sau khi mắc Covid-19. Ở những người tiêm vaccine AstraZeneca mũi 1, con số này là 107 trường hợp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra cứ 10 triệu người được tiêm vaccine AstraZeneca, khoảng 66 trường hợp bị đông máu.

Với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, ước tính có thêm 1.699 trường hợp trên mỗi 10 triệu người mắc Covid-19. Trong khi đó, chỉ 143 trường hợp tiêm vaccine Pfizer gặp phải tình trạng này.

Giáo sư Carol Coupland, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Oxford, Đại học Nottingham, cho hay nguy cơ đột quỵ khi tiêm vaccine Pfizer tăng lên trong 15-21 ngày sau mũi đầu tiên. Trong khi đó, các trường hợp giảm tiểu cầu sau khi tiêm AstraZeneca có nguy cơ cao hơn trong 8-14 ngày sau tiêm.

So sánh với các bệnh nhân Covid-19 chưa tiêm chủng, những nguy cơ này thường kéo dài trong suốt 28 ngày kể từ thời điểm họ bị virus tấn công.



AstraZeneca từng bị một số người không chấp thuận tiêm chủng vì lo ngại nguy cơ đông máu. Tuy nhiên, các cơ quan y tế trên thế giới vẫn khuyến khích tiêm chủng vì lợi ích nó mang lại lớn hơn rất nhiều.

Lợi ích của vaccine vẫn nhiều hơn nguy cơ

Guardian nhấn mạnh chúng ta vẫn có thể gặp các tình trạng đông máu, đột quỵ, giảm tiểu cầu ngay cả khi không mắc Covid-19 hay tiêm vaccine. Tuy nhiên, nhìn vào những con số, tỷ lệ ở người đã tiêm chủng thấp hơn rất nhiều.

Giáo sư Aziz Sheikh, Đại học Đại học Edinburgh, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết họ đã ghi nhận tỷ lệ mắc chứng rối loạn đông máu tăng ở những người tiêm vaccine. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng vaccine Covid-19 trong việc giảm nguy cơ xuất hiện đông máu ở bệnh nhân Covid-19.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy người mắc Covid-19 có nguy cơ giảm tiểu cầu cao gấp 9 lần so với những trường hợp được tiêm một mũi vaccine. Ở đánh giá khác về nguy cơ đột quỵ trong nghiên cứu, họ so sánh với những người đã tiêm vaccine Pfizer và cho kết quả SARS-CoV-2 gây đột quỵ cao hơn ở các F0 chưa được tiêm chủng.

Nghiên cứu không xác định được liệu những trường hợp đông máu có phải do vaccine hay không.

 
 

Một bác sĩ chăm sóc cho F0 nặng ở phòng ICU, tại Sao Paolo, Brazil. 

Trước đó, một nghiên cứu khác từ nhóm chuyên gia ở Đại học Oxford, Anh, cũng so sánh tỷ lệ gặp huyết khối tĩnh mạch máu não ở người tiêm vaccine và không. Loại vaccine họ dùng để đối chứng là Pfizer và Moderna.

Nghiên cứu công bố trên BMJ hồi tháng 4, dựa trên dữ liệu sức khỏe của Mỹ. Họ đo tỷ lệ trên bệnh nhân Covid-19 sau hai tuần được chẩn đoán nhiễm nCoV và những F0 đã tiêm vaccine Covid-19 được 14 ngày.

Kết quả cho thấy trong 513.284 F0 chưa được tiêm vaccine Covid-19, tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch não là 39 ppm (parts per million, có nghĩa là một phần triệu). Trong khi đó, ở 489.871 bệnh nhân đã được tiêm vaccine, tỷ lệ gặp phải là 4,1 ppm.

Ngoài ra, không có bệnh nhân nào tiêm vaccine AstraZeneca có liên quan các tình trạng đông máu não hiếm gặp.

Nhóm tác giả cũng khẳng định tỷ lệ gặp biến chứng đông máu giảm mạnh ở bệnh nhân Covid-19 nhờ tiêm vaccine Covid-19.

Kể từ khi được triển khai, vaccine AstraZeneca gây nhiều tranh cãi ở các quốc gia trên thế giới. Hồi tháng 3, hàng loạt nước ở châu Âu như Đức, Pháp, Italy ngừng sử dụng sản phẩm này do lo ngại về chứng đông máu.

Ngày 18/3, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) tuyên bố vaccine AstraZeneca "an toàn và hiệu quả", không liên quan đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch. Các nước nối lại chương trình tiêm chủng.

Tuy nhiên, số ca đông máu xảy ra nhiều hơn. Đến hôm 7/4, EMA thay đổi quan điểm, công nhận máu đông là "tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine". Nhiều quốc gia sau đó đã giới hạn độ tuổi tiêm chủng. Tuy vậy, EMA cũng như Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến nghị tiếp tục tiêm vaccine bởi "những lợi ích to lớn hơn các rủi ro".

(Theo Zing)

Các tin khác
Tiêm vaccine cho công nhân tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu

Vòng thứ 2 chiến dịch xét nghiệm diện rộng Covid-19 tại Đồng Nai phát hiện có 1.542 ca, cộng dồn 2 vòng ghi nhận 2.872 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là thông tin được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai phát đi sáng nay (27/8).

Vắc-xin Vero Cell của hãng dược Sinopharm.

Sáng 27-8, 1 triệu liều vắc-xin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM).

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn Hà Nội.

Trưa 27/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội ghi nhận 32 ca mắc mới, trong đó ghi nhận 18 ca tại cộng đồng, 14 ca ghi nhận khi đã cách ly.

Nghiên cứu được tiến hành trên khoảng 1.200 bệnh nhân xuất viện ở Vũ Hán, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2020.

Kết quả của nghiên cứu gầy đây cho thấy gần một nửa trong khoảng 1.200 bệnh nhân ở Vũ Hán từng dương tính với Covid-19 vẫn còn các triệu chứng mắc bệnh sau một năm điều trị khỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục