TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/8/2021 | 7:30:46 PM

Theo BCĐ phòng chống dịch TP, thành phố không thể bỏ ngay giãn cách xã hội khi không đủ điều kiện. Một trong những điều kiện để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vaccine.

Họp báo về phòng chống COVID-19 ngày 31/8
Họp báo về phòng chống COVID-19 ngày 31/8

Chiều 31/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình phòng chống dịch bệnh trên địa bàn và các vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua.

Tiêm vaccine - điều kiện quan trọng để có thể bỏ giãn cách xã hội

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban, Người phát ngôn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, mục tiêu của thành phố là cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên sinh sống ở thành phố (khoảng 7,2 triệu người - tính đến tháng 6/2021). Lộ trình tiêm vaccine từ nay đến cuối năm được chia làm 4 giai đoạn, trong đó số vaccine cần là khoảng 8,1 triệu liều (sử dụng cho mũi 1 là 1,4 triệu liều, sử dụng mũi 2 là hơn 6,7 triệu liều).

Ông Phạm Đức Hải - Phó Trưởng ban, người phát ngôn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM (ảnh Hà An)

Ông Phạm Đức Hải - Phó Trưởng ban, người phát ngôn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM 

Theo ông Phạm Đức Hải, việc thực hiện các mục tiêu này phụ thuộc vào phân phối vaccine của Bộ Y tế. Thành phố đang tiếp tục vận động người dân tiêm ngừa, để mọi người thấy được tầm quan trọng của việc tiêm vaccine trong việc giảm thiểu lây lan, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, mỗi công dân cần xem tiêm vaccine là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Ông Phạm Đức Hải nhấn mạnh: "Chúng ta không thể sống mãi trong tình trạng thực hiện Chỉ thị 16, đó là điều chắc chắn. Nhưng chúng ta không thể bỏ ngay giãn cách xã hội khi không đủ điều kiện. Một trong những điều kiện để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vaccine".

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở TP.HCM đang ở mức giới hạn cao

Tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, hiện nay, tỷ lệ tử vong tại TP.HCM là 4,2%. Cụ thể, trong tuần qua, số ca tử vong khoảng 250 – 300 ca. So với thế giới (tỷ lệ tử vong ở mức 2,1 – 4,4%) thì thành phố đang nằm trong mức giới hạn cao và ngành y tế đang nỗ lực để giảm số tử vong.

Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Nguyễn Văn Vĩnh Châu (ảnh Hà An)

Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Nguyễn Văn Vĩnh Châu 

Theo Bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, trong vài ngày hoặc một tuần tới, số ca tử vong trong ngày tại thành phố mới có thể giảm. Hiện thành phố đang có 9.336 bệnh nhân nặng, trong đó có 1.035 trường hợp rất nguy kịch, 18 trường hợp phải sử dụng ECMO, nên số ca tử vong chỉ có thể giảm dần với điều kiện phải ngăn chặn được sự xuất hiện các ca mới. Lý do là 80% số ca mắc COVID-19 không có triệu chứng nhưng có 10% sẽ nặng, trong 10% này có 5% cần nhập viện điều trị và có thể tử vong nên để giảm tử vong thì cần phải giảm số ca mắc mới.

"Vấn đề quan trọng nhất là không để số ca mắc mới nhiều. Thật ra hiện nay khi thực hiện Chỉ thị 16, giãn cách xã hội nghiêm, phối hợp với tiêm vaccine thì sẽ là giải pháp để giảm nhiều ca mắc mới cùng lúc", ông Châu nêu thêm.

Đội ngũ y tế đến kiểm tra sức khoẻ F0 tại nhà - ảnh chụp chiều 31/8 tại Phường 28, quận Bình Thạnh

Đội ngũ y tế đến kiểm tra sức khoẻ F0 tại nhà - ảnh chụp chiều 31/8 tại phường 28, quận Bình Thạnh

Đội ngũ y tế đến kiểm tra sức khoẻ F0 tại nhà - ảnh chụp chiều 31/8 tại Phường 28, quận Bình Thạnh
Cũng theo Bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, hiện thành phố có  59.000 F0 đang cách ly tại nhà, là nhóm không có triệu chứng, không có bệnh nền và không có nguy cơ cao. Chăm sóc cho số F0 này có 312 trạm y tế phường xã và 414 trạm y tế lưu động. Thành phố đã cấp 64.000 túi thuốc để chăm sóc F0 tại nhà và nhờ theo dõi sát các trường hợp này nên chỉ có 0,4% F0 phải chuyển tuyến.

Số liệu ca tử vong tại TP.HCM

Số liệu ca tử vong tại TP.HCM

Tính đến 18h ngày 30/8, có hơn 216.000 ca mắc COVID-19 tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, gồm 215.869 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 445 ca nhập cảnh. Hiện có 40.561 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có 2.463 trẻ em dưới 16 tuổi. Tổng số người tử vong từ ngày 1/1/2021 đến nay là 9.204./

(Theo VOV)

Các tin khác
Một cán bộ của BV điều trị người bệnh COVID-19 đang giới thiệu khái quát quy mô và các quy trình điều trị tại BV với Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế

Chiều 31/8, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ khánh thành Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thị sát và kiểm tra Bệnh viện trước khi chính thức tiếp đón bệnh nhân từ ngày 1/9.

Ảnh minh họa.

Căn cứ Thông báo khẩn của thành phố Hà Nội, các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Yên Bái vừa có Thông báo khẩn số 1719/BCĐ-VPTT yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát trong cơ quan, đơn vị và trên địa bàn các trường hợp có đi đến các địa điểm sau để khai báo y tế, chấp hành thực hiện cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định!

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tính đến tối ngày 31/8

Bản tin dịch COVID-19 tối 31/8 của Bộ Y tế cho biết, có 12.607 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM vẫn nhiều nhất với 5.444 ca, tiếp sau là Bình Dương với 4.530 ca. Trong ngày có 10.044 bệnh nhân khỏi.

Để kiểm soát dịch bệnh, 19 tỉnh thành phố, phần lớn đều ở phía Nam sẽ tiếp tục giãn cách xã hội cho đến khi có thông báo mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục