“Vắc-xin” ý thức

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/9/2021 | 7:44:05 AM

YênBái - Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành gây tổn hại vô cùng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Để hạn chế sự lây lan, giảm số người mắc và số ca tử vong, một trong những biện pháp quan trọng nhất chính là tiêm phòng vắc-xin.

Người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay.
Người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay.

Như chúng ta đã biết, tiêm vắc-xin chính là đưa một lượng vi rút nhỏ, yếu… vào cơ thể để cơ thể tự sản sinh ra cơ chế miễn dịch. Thông thường, để cho ra đời một loại vắc-xin phải mất rất nhiều thời gian nhưng trước diễn biến cực kỳ phức tạp của đại dịch Covid-19, các nhà khoa học đã hết sức nỗ lực để đưa ra các loại vắc-xin phòng Covid-19 trong thời gian ngắn nhất có thể. Chúng ta cần hiểu rằng, việc rút ngắn không đồng nghĩa với quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định… diễn ra cẩu thả, đưa ra loại vắc-xin thiếu an toàn.

Quá trình rút ngắn là đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thủ tục hành chính, tập trung mọi nguồn lực (nhà khoa học, nhà quản lý, kinh phí…), tiến hành thử nghiệm đồng thời nhiều cấp độ khác nhau; đặc biệt là ứng dụng những thành tựu to lớn của khoa học, công nghệ vào quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, sản xuất và phân phối vắc-xin… 

Vì thế, nhiều loại vắc-xin ngừa Covid-19 được đưa vào sử dụng. Nhắc lại những điều kể trên để cho chúng ta một lần nữa hiểu rõ, vắc-xin nào cũng tốt, cũng hiệu quả, được tiêm ít nhất 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19 vào lúc này là điều rất may mắn. Điều đó có được là nhờ nỗ lực của Chính phủ. 

Tới đây, chúng ta còn được tiêm vắc-xin do Việt Nam tự nghiên cứu và sản xuất. Đó là nhờ công lao và sự nỗ lực to lớn của các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và những tình nguyện viên.

Khi đại bộ phận dân số chưa tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc-xin thì dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca mắc, số ca tử vong vì Covid-19 còn cao; ngay cả khi đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, chúng ta vẫn có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này. Đó còn chưa kể những biến chủng mới liên tục được phát hiện. Từ thực tiễn này, chúng ta cần tuyệt đối không được từ chối tiêm vắc-xin khi đã có chỉ định, tránh hiện tượng kén chọn vắc-xin, nghe theo những lời đồn thổi vắc-xin này tốt, vắc-xin kia nhiều tác dụng phụ… 

Vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất. Quan trọng hơn, mỗi người phải tuyệt đối tuân thủ 5 quy định về phòng chống Covid-19 (5K) mà Bộ Y tế đã hướng dẫn. 

Không hiểu tại sao những mất mát hết sức to lớn, những cái chết đau thương, những hoàn cảnh hết sức éo le, rồi những hy sinh, vất vả đến kiệt sức của các thầy thuốc và lực lượng trên tuyến đầu chống dịch lại không đủ sức lay động những lòng dạ hẹp hòi?  Để rồi số những hành vi chống đối, trốn tránh, kích động, gây rối… tại các chốt kiểm dịch, các khu cách ly tập trung vẫn diễn ra. Càng buồn hơn khi những hành vi ngang ngược còn của cả những người già, những công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan lớn. 

Chắc chắn có một loại vắc-xin phòng chống hiệu quả với đại dịch Covid-19 đó chính là "vắc-xin” ý thức. Loại vắc xin này không phải tiêm như Moderna, Sinopharm, Pfizer, AstraZeneca… Nó có được từ tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác và cả đạo đức xã hội. 
Lê Phiên

Tags Yên Bái tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 Moderna Sinopharm Pfizer AstraZeneca

Các tin khác

Thời gian qua, dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Sự nguy hiểm của dịch bệnh đã khiến nhiều người e ngại, tránh tiếp xúc, đặc biệt là các địa điểm như khu cách ly, chốt kiểm dịch… Vậy nhưng, trên vùng đất quế Văn Yên đã có một gia đình đã sẵn sàng nhường cả ngôi nhà của mình để làm chốt kiểm dịch.

Ngành y tế Hà Nam xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân trên địa bàn TP Phủ Lý và một số khu công nghiệp (Ảnh: minh hoạ)

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 695.744 ca mắc COVID-19, hơn 464.300 ca đã được chữa khỏi; Hà Nam ra thông báo khẩn tìm người đã đến các địa điểm liên quan đến chùm F0 xã Phù Vân

Người dân tiêm vắc xin COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên sáng 20/9.

Hôm nay, Yên Bái đạt số kỷ lục với 9.052 người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, lũy kế 75.199 người đã tiêm vắc xin (trong đó có 48.091 người được tiêm đủ 2 mũi). Đến thời điểm này, tỉnh Yên Bái chưa có ca F0 nào khởi phát hoặc lây nhiễm trong cộng đồng.

Người dân thị xã Nghĩa Lộ tiêm vacxin Covid-19.

Ngày hôm nay- 20/9, Yên Bái ghi nhận 4 trường hợp (TH) từ các tỉnh phía Nam đang giãn cách theo Chỉ thị 16, tất cả đều được cách ly tập trung; có 9.052 người tiêm vắc xin mũi 1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục