Bộ Y tế cho biết, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao. Đồng thời, cơ quan này đã cấp phép 2 loại vaccine tiêm cho trẻ em.
|
Hiện đã tiêm hơn 78 triệu liều. Số vaccine về đến Việt Nam đã được phân bổ cho các địa phương.
|
Tại hội thảo tuyên truyền nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sáng 29/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Việt Nam đã tiếp cận được 107 triệu liều vaccine COVID-19.
Nói về lộ trình và nguồn vaccine tiêm cho trẻ em, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, người dưới 18 tuổi được đưa vào chương trình tiêm chủng nhằm đảm bảo tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cao hơn. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine cho trẻ em được thực hiện có trọng tâm trọng điểm và theo lộ trình. Do đó, lứa tuổi 16 đến 17 tuổi và khu vực nguy cơ cao sẽ được ưu tiên tiêm trước.
Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao.
Hiện mới có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới chỉ có một loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em là Pfizer.
Bộ Y tế đã giao cho Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương chiều nay tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ y tế các tuyến triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại 63 tỉnh thành.
Việc tiêm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở các trường học, tiếp theo là ở các trạm y tế, các trung tâm y tế và các bệnh viện (với trẻ có bệnh nền, béo phì)… làm sao để công tác tổ chức tiêm chủng vừa nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn.
Cùng đó, Việt Nam vẫn đang tích cực nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước và chuyển giao công nghệ. Vaccine Nanocovax là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đang thử nghiệm giai đoạn 3.
(Theo ANTĐ)
Nguồn lây của chùm ca bệnh ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội xuất phát từ một số người đi làm ăn xa ở TP Hà Giang, nơi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo truyền thông Nga, các trường học và nhà trẻ, cùng tất cả dịch vụ không thiết yếu, trong đó có các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và các khu thể thao và giải trí sẽ đóng cửa cho đến ngày 7.11 tới.
An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu đều ghi nhận ca mắc Covid-19 tăng cao. Đặc biệt An Giang ghi nhận 320 ca, Bạc Liêu 224 ca nhưng có đến 104 ca cộng đồng.
Các nhà khoa học ở Mỹ phát hiện sử dụng thuốc điều trị Fluvoxamine cho bệnh nhân COVID-19 làm giảm nguy cơ nhập viện cho những người này với tỷ lệ lên tới 32%.