Hà Nội vận động người dân tắt đèn tưởng niệm người mất do Covid-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/11/2021 | 2:20:02 PM

Người dân Thủ đô được vận động tắt đèn và thắp nến lúc 20h30 ngày 19/11 để tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch.

Tháp Hòa Phong ở Hồ Gươm.
Tháp Hòa Phong ở Hồ Gươm.

Theo kế hoạch tổ chức của UBND TP Hà Nội, lễ tưởng niệm diễn ra tại công viên Thống Nhất lúc 20h ngày 19/11, dự kiến kéo dài 30-45 phút, được truyền hình trực tiếp. Khoảng 300 đại biểu tham dự, gồm cả đại diện những gia đình có người mất do Covid-19.

Chương trình dự kiến chiếu hình ảnh, phóng sự về công tác chống dịch Covid-19; phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; nghi thức tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ mất trong đại dịch. Các đại biểu tham dự buổi lễ sẽ thả đèn hoa đăng tại hồ Ba Mẫu trong khuôn viên công viên Thống Nhất.

Thành phố giao các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tắt đèn, thắp nến để tưởng niệm. Các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ...) được vận động đánh (thỉnh) chuông tưởng niệm vào 20h30 ngày 19/11. Trong thời gian tưởng niệm, thành phố dừng tất cả hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí.

Để phòng, chống Covid-19, Ban tổ chức yêu cầu các đại biểu đến dự tuân thủ 5k, tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, liều sau cùng tối thiểu 14 ngày tính đến ngày tham gia lễ tưởng niệm, có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 tiếng tính đến thời điểm tổ chức. 1.000 khẩu trang màu đen cũng được chuẩn bị cho buổi lễ.

Trước đó, tại phiên làm việc của Quốc hội sáng 11/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông báo lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chủ trương tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh do đại dịch. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM, các địa phương tổ chức buổi lễ.

Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài cho biết, ngoài hai điểm cầu chính Hà Nội và TP HCM, các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh, các tổ chức tôn giáo... có thể lựa chọn hình thức phù hợp để hưởng ứng.

Trong thời gian diễn ra lễ tưởng niệm, Mặt trận đề nghị các cơ quan trung ương và địa phương hạn chế hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí. Các đài truyền hình tạm ngừng phát sóng các chương trình này và ưu tiên tiếp sóng lễ tưởng niệm từ Đài Truyền hình Việt Nam.

"Việc tổ chức buổi lễ nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch bệnh; chia sẻ với gia đình mất người thân và lan tỏa tinh thần nhân ái cộng đồng", ông Phùng Khánh Tài nói.

Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch Covid-19, trong đó riêng đợt dịch thứ tư số ca mắc đã vượt mốc một triệu. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam đến hết ngày 17/11 là 23.337, chiếm 2,2% tổng số ca nhiễm.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Nhiều nước châu Âu công bố biện pháp mạnh tay hơn với người chưa tiêm vaccine COVID-19.

Trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng có dấu hiệu chậm lại và các ca nhiễm COVID-19 mới không ngừng gia tăng, lãnh đạo tại nhiều nước châu Âu đã và đang tiến hành các biện pháp mạnh tay hơn với những người chưa tiêm vaccine, thậm chí là cách ly những người này với xã hội.

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu mới cho thấy đeo khẩu trang giúp giảm 53% tỷ lệ lây nhiễm Covid-19, biến đây thành biện pháp phòng dịch cộng đồng hiệu quả nhất.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ em tại Sơn La

Trong số 8 ca mắc Covid-19 vừa được ghi nhận tại Sơn La, có 4 trẻ em và 1 sản phụ mới sinh con. Đáng chú ý, có 1 F0 chỉ mới 1 tuổi.

Khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương cho ý kiến về thời gian cách ly y tế với F1 là người đã tiêm vaccine hoặc khỏi COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục