Thủ tướng: Chính sách phòng, chống dịch phải thống nhất toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/11/2021 | 10:19:55 AM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chính sách phòng, chống dịch COVID-19 phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

 Sáng 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia với Ban Chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố để đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua và bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự họp tại các điểm cầu ở các địa phương có Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các sở, ngành liên quan.

Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc họp này nhằm kiểm điểm, đánh giá lại tình hình sau khi ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 của Nghị quyết và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.



Toàn cảnh phiên họp

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu: "Sau khi ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 từ Nghị quyết và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế, tôi đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến từ thực tiễn lãnh đạo từ các địa phương xem những gì chúng ta đã làm được gì, chưa làm được gì. Từ đó phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, đề ra biện pháp bổ sung, điều chỉnh Nghị quyết 128 và Hướng dẫn 4800 để trên cơ sở đó thực hiện tốt hơn thời gian tới, đặc biệt trong quá trình tổ chức thực hiện cần nhất quán trên phạm vi toàn quốc để vừa thực hiện tốt phòng, chống dịch COVID-19, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội an toàn, bền vững thời gian tới đây."

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước, trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 35 tỉnh, thành phố do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch.



Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn. Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.

Về thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP Các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai phổ biến, hướng dẫn thực hiện nội dung Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT; tổ chức tập huấn cho các địa phương để quán triệt và thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc; yêu cầu các đơn vị, địa phương báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời giải quyết, xử lý; tổ chức các đoàn giám sát liên ngành để hỗ trợ triển khai tại địa phương.

Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Có 49 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông... Trong đó, kế hoạch của 25 tỉnh, thành phố đã quy định các biện pháp hành chính cho 4 cấp độ dịch; kế hoạch của 24 tỉnh, thành phố chỉ có biện pháp hành chính cho cấp độ dịch hiện tại trên địa bàn.

Bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra một số vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thời gian qua khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP như: một số địa phương chưa ban hành kế hoạch thích ứng cho cả 4 cấp độ dịch hoặc chỉ có kế hoạch cho 1 cấp độ dịch hiện tại của địa phương; thực hiện xét nghiệm, cách ly đối với người di chuyển về từ các tỉnh có số mắc cao; thời gian cách ly F1 đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh.

(Theo VOV)

Các tin khác
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer tại một điểm tiêm chủng ở Toronto, Canada ngày 14/12/2020.

Vaccine của Pfizer/BionTech liều dùng cho trẻ em từ 5-11 tuổi được định lượng ở mức 10 microgam thay vì 30 microgam trong các liều tiêu chuẩn - dành cho các lứa tuổi cao hơn.

Một phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ ngày 18-5

Ngày 19-11, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết nước này đã phê duyệt liều vắc xin COVID-19 tăng cường của Hãng Pfizer và Moderna cho tất cả người trưởng thành Mỹ (từ 18 tuổi trở lên).

(Ảnh minh họa)

Ngày 19-11, Bộ Y tế có Công văn số 9835/BYT-DP về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Học sinh Hà Nam đã hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, ngày 19/11, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 145/NQ-CP quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục