Ðợt dịch thứ 5 rình rập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/11/2021 | 9:39:48 AM

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện làn sóng mới với biến chủng mới. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học nhận định Việt Nam phải hết sức cảnh giác, phải sẵn sàng ứng phó đợt dịch thứ 5 luôn rình rập. Thông tin trên được đưa ra ngày 25/11, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức.

Xét nghiệm COVID-19 cho người dân.
Xét nghiệm COVID-19 cho người dân.

Sẽ điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định: số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Lí do là mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan người trở về từ vùng dịch.

Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn. Vì thế, trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Hiện nay, xu hướng là chúng ta không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần, khuyến khích người dân tự phát hiện, nếu mắc thì báo cơ quan y tế để được quản lí, khi có triệu chứng thì vào viện. Chúng ta sẽ tập trung đánh giá tỉ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong nhiều với các địa phương, thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương”.

"Ðến cuối tháng 11 này, chúng ta chắc chắn đạt được bao phủ vắc xin. Bây giờ chúng ta đánh giá ca mắc không dựa trên xét nghiệm diện rộng, xét nghiệm cộng đồng nữa mà dựa trên những trường hợp có những nghi ngờ hoặc khi truy vết F1 liên quan đến F0. Việc quan tâm hiện nay là giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng, giảm tỉ lệ bệnh nhân nhập viện và giảm bệnh nhân tử vong. Có thể trong thời gian tới sẽ lấy những vấn đề này làm tiêu chí đánh giá mức độ dịch”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn 

Theo quy định hiện hành, 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, là tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin; bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến. Tuy nhiên, cuối tháng 11 sẽ có một số điều chỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có những tiêu chí này. Cục Quản lí môi trường y tế phối hợp với một số cục, vụ của Bộ Y tế đang xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống COVID-19.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch tùy theo tình hình để chia nhỏ (quy mô) đánh giá. Có thể chia nhỏ đến quy mô một khu phố, một cụm dân cư và có biện pháp ngăn chặn kiểm soát nhỏ, gọn nhưng hiệu quả; đảm bảo y tế đến được với mọi người dân khi nhiễm tại nhà, tại cộng đồng. Để làm được điều này cần nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc, đặc biệt là gói C.

Hiện nay có 3 trụ cột cần tập trung là cách li, xét nghiệm và thu dung điều trị (tại tuyến cơ sở, tầng 2, tầng 3), quan trọng nhất là sử dụng thuốc kháng virus đường uống để tăng cường mức kiểm soát dịch tại cộng đồng, hạn chế, giảm tình trạng bệnh nặng lên. Các địa phương phải đẩy nhanh tiêm chủng cho người dân, tiêm nhắc đúng lịch và tiêm ưu tiên cho người trên 50 tuổi.

Nhiều địa phương đề nghị được hỗ trợ

Trước tình hình số ca mắc và số trường hợp tử vong do COVID-19 gia tăng trở lại, một số tỉnh thành phố thông báo đã hết giường điều trị F0. Một số địa phương có văn bản đề nghị Bộ Y tế chi viện lực lượng y, bác sĩ. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết đang cử đoàn công tác đến các địa phương có dịch phức tạp để nắm tình hình.

Ngày 24/11, cả nước ghi nhận gần 12.000 ca mắc mới COVID-19, cao nhất kể từ ngày 18/10 đến nay. Trong đó, TPHCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bình Thuận, Kiên Giang... tăng nhanh số ca F0. Hệ thống y tế gặp nhiều áp lực. Tỉnh Tây Ninh đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế chi viện 100 bác sĩ và 250 điều dưỡng, trong đó có 20 bác sĩ hồi sức cấp cứu. Nhiều địa phương cũng nghị được hỗ trợ thiết bị y tế và thuốc điều trị.

Ngày 25/11 Bộ Y tế quyết định thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác bảo đảm khả năng thu dung, điều trị và xét nghiệm SARS-CoV-2 bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tránh tình trạng lạm thu sau khi hết dịch tại các địa phương. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Tôi hoàn toàn thông cảm với diễn biến dịch tại các địa phương. Khi "cửa” mở ra nhiều thứ có thể "đi vào”, nhất là khi dịch bệnh này lây lan qua đường tiếp xúc. Nếu không cẩn thận, chắc chắn số ca mắc sẽ tăng cao. Chúng tôi sẽ cử đoàn công tác của Cục Quản lí khám chữa bệnh làm đầu mối cùng các cục, vụ liên quan của Bộ đến các điểm có tình hình dịch diễn biến phức tạp. Trong tuần tới Bộ Y tế sẽ có những hỗ trợ các tỉnh tăng cường năng lực điều trị”.

Ðề nghị cắt giảm thủ tục về thuốc điều trị F0

Khi số ca mắc tăng, điều quan trọng là tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế một cách nhanh nhất, sử dụng các loại thuốc đúng chỉ định một cách sớm nhất để giảm bệnh nhân nặng và tử vong. Bộ Y tế cho biết, đã thống nhất với một số địa phương như TPHCM huy động lực lượng quân đội tham gia theo dõi điều trị F0 tại nhà. Đồng thời đã có văn bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin điều chỉnh điều 56 của Luật Dược để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho Bộ Y tế cấp phép nhanh cho các loại thuốc kháng virus đường uống phục vụ điều trị F0.

(Theo TPO)

Các tin khác
Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ảnh minh họa về u não.

3 loại hợp chất - axit hydroxamic 2-aryl-2-(3-indolyl), theo các nhà nghiên cứu, có “khả năng đặc biệt biến đổi tế bào ung thư trong mô khỏe mạnh của con người”.

Ứng trực cấp cứu người bệnh trong các tình huống.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Các chuyên gia đã phát hiện nồng độ vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19-4 thông báo đã phát hiện vi rút cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ vi rút này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục